Tăng số lượng khách hàng và phát triển kinh doanh thông qua
Thiết Kế Shop Phụ Kiện
Gọi cho chúng tôi để được tư vấn và nhận ƯU ĐÃI ngay hôm nay
từ Thứ Hai - Chủ Nhật, 09:00 sáng - 17:00 chiều
Bảng Giá Thiết Kế và Thi Công Shop Phụ Kiện
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Phong cách thiết kế shop phụ kiện thể hiện được cá tính thương hiệu và giá trị sản phẩm, có sự đóng góp lớn trong việc tạo dấu ấn với khách hàng.
Những shop phụ kiện thường là nơi bày bán nhiều món đồ có tính độc đáo và đẹp mắt, hướng đến tệp khách hàng đa dạng về độ tuổi, tiêu chí lựa chọn. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng đều bị thu hút bởi các shop phụ kiện có thiết kế bắt mắt và ấn tượng. Điều này được quyết định rất lớn bởi việc lựa chọn phong cách cho cửa hàng.
Thực tế cho thấy, một không gian đẹp và sáng tạo, có điểm nhấn sẽ thúc đẩy hành vi tiếp cận và mua hàng tốt hơn, cũng như quyết định gắn bó lâu dài. Mỗi chi tiết nhỏ trong thiết kế đều góp phần nâng tầm cho những món đồ được bày bán.
Dưới đây là 10 phong cách thiết kế shop phụ kiện đẹp - độc - lạ, rất đáng để áp dụng.
Phong cách thiết kế Minimalist hay còn được gọi là phong cách Tối giản, một trong những lựa chọn được ưa chuộng bậc nhất trong kiến trúc nhà ở và các showroom, cửa hàng. Dựa trên quan điểm “less is more”, phong cách này đơn giản hóa tất cả mọi thứ, chú trọng vào chức năng và hiệu quả khai thác của không gian.
Nhờ đó, mang lại sự gọn gàng, cảm giác thoáng đãng và vô cùng rộng rãi. Vì vậy, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những shop phụ kiện diện tích nhỏ. Không chỉ vậy, trên các gam màu chủ đạo là trắng, be hoặc xám, nội thất không quá cầu kỳ, dễ dàng tạo được sự nổi bật và thu hút cho các sản phẩm. Khách hàng không bị phân tâm bởi các chi tiết khác.
Xét về lâu dài, ưu điểm của phong cách thiết kế shop phụ kiện Minimalist chính là khả năng điều chỉnh linh hoạt, việc thay đổi và nâng cấp không phát sinh quá nhiều chi phí. Những shop phụ kiện chuyên về sản phẩm cao cấp hay phân khúc tầm trung, bình dân cũng đều có thể tham khảo phong cách Tối giản.
Một trong những phong cách làm nên dấu ấn riêng cho shop phụ kiện, không thể bỏ qua trào lưu thiết kế Vintage - đại diện cho sự hoài niệm, gần gũi và pha chút cổ điển huyền bí. Sức hút đến từ phong cách Vintage rất khó để lý giải, các chi tiết xưa cũ nhưng lại đầy cuốn hút. Nhiều mô hình cửa hàng quần áo, quán cafe hiện nay rất thích ứng dụng phong cách này.
Riêng với shop phụ kiện, sẽ vô cùng hoàn hảo nếu cửa hàng của bạn bán những món đồ cùng trường phái, như trang sức thủ công, khăn quàng cổ, giày dép, túi xách da Vintage, cổ điển. Việc hòa hợp giúp cho tinh thần của các món đồ được thể hiện trọn vẹn nhất.
Shop phụ kiện theo phong cách thiết kế Vintage thường sử dụng những gam màu ấm như vàng, nâu, xanh pastel và trang trí bằng các món đồ cổ, như: máy hát, đèn thả, kệ gỗ, vali cũ,... Bầu không khí mang đến cho khách hàng sẽ có đôi chút lãng mạn, bình dị, in đậm dấu ấn thời gian.
Phong cách thiết kế Industrial (phong cách Công nghiệp) là xu hướng thiết kế đề cao những chất liệu tự nhiên, thô mộc, với các đường nét có phần mạnh mẽ, táo bạo. Khác với những phong cách còn lại, trong không gian của phong cách Industrial, chúng ta dễ dàng bắt gặp các chi tiết để lộ như dây điện, ống nước, bê tông, gạch,... Tổng thể khác biệt, cá tính nhưng vẫn rất thời thượng.
Do đó, phong cách thiết kế Industrial sẽ phù hợp với shop phụ kiện bán những món đồ cá tính, như đồ da, mũ, kính mắt, trang sức,... theo phong cách thời trang đường phố. Và cũng sẽ phù hợp hơn với những shop chuyên bán phụ kiện cho nam giới hoặc nhóm khách hàng trẻ, năng động.
Ưu điểm của phong cách Industrial cũng chính là sự thoáng đãng, rộng rãi, ít sự rườm rà. Do đó, bạn dễ dàng thay đổi kết cấu hoặc thêm ý tưởng trang trí. Nên ưu tiên những chất liệu đặc trưng như kim loại, gỗ thô, tường thô, đèn LED trắng,...
Phong cách Scandinavian (phong cách Bắc Âu) cũng là một trong các lựa chọn hoàn hảo cho thiết kế shop phụ kiện. Điểm ấn tượng của phong cách này là không gian ngập tràn ánh sáng, có sự kết nối mạnh mẽ với tự nhiên. Tổng thể không gian được xây dựng trên nền sơn trắng chủ đạo, kết hợp với các gam màu trung tính, vật liệu gỗ, da, len,... Tạo thiện cảm bởi sự nhẹ nhàng, thoáng đãng.
Nhờ sự cân bằng giữa các yếu tố nên phong cách Scandinavian phù hợp với hầu hết các mô hình shop phụ kiện, có thể bày trí đa dạng sản phẩm. Khách hàng theo hơi hướng trải nghiệm, chiêm ngưỡng tốt hơn trong quá trình mua sắm.
Tại các kệ gỗ trưng bày, bạn có thể kết hợp với đèn ánh sáng vàng, đồ trang trí sợi vải, sợi len,... để thêm phần hoàn thiện.
Phong cách thiết kế Modern (phong cách Hiện đại) không còn xa lạ với những ai quan tâm đến kiến trúc, nội thất. Đây chính là sự lựa chọn có tính ứng dụng và bền vững bậc nhất hiện nay. Ưu điểm của phong cách Hiện đại là khả năng “thích nghi” với nhiều yêu cầu, dễ dàng biến tấu cũng như lên ý tưởng thực hiện.
Phong cách Hiện đại thường đi cùng với sự đơn giản nhưng vẫn có tính thẩm mỹ cao nhờ vào những đường nét sắc sảo, phóng khoáng. Shop phụ kiện lựa chọn phong cách này đa phần muốn hướng đến hình ảnh chuyên nghiệp và sang trọng, phù hợp với sản phẩm cao cấp, hoặc có thiết kế tối giản.
Trong phong cách thiết kế shop phụ kiện Hiện đại, chủ yếu sẽ là các bề mặt phẳng mang màu sắc tương phản như trắng, đen, xám, ghi,... Nội thất kiểu dáng nhỏ gọn, thông minh. Vì vậy, chúng giúp cho không gian được tối ưu, cửa hàng của bạn có thêm nhiều khu vực bày trí, khách hàng dễ di chuyển và tiếp cận sản phẩm.
Bohemian là phong cách thiết kế khá đặc biệt, có sự kết hợp giữa màu sắc rực rỡ và chất liệu thô mộc. Giới chuyên môn gọi đây là phong cách mang đậm dấu ấn du mục, xuất hiện từ thế kỷ 19. Phong cách này thể hiện rất rõ đặc điểm của cộng đồng người Bohemian, sống tự do và mộc mạc.
Chính vì vậy, phong cách Bohemian rất thích hợp với shop phụ kiện chuyên bán món đồ thủ công, những sản phẩm có giá trị về mặt văn hóa. Sự bày trí trong không gian sáng tạo càng tôn thêm tính nghệ thuật của phụ kiện nhưng vẫn tạo ra cảm giác gần gũi cho khách hàng.
Phong cách thiết kế shop phụ kiện Bohemian sử dụng khá nhiều màu sắc nổi bật để tạo điểm nhấn, trông có vẻ hơi lộn xộn nhưng thực chất lại là nghệ thuật của sự sắp xếp. Các vật dụng trang trí tiêu biểu là thảm trải sàn, đồ đan lát, cây xanh,... Những khách hàng có tâm hồn phóng khoáng, yêu trải nghiệm, ngao du, chắc chắn sẽ thích phong cách Bohemian.
Nhắc đến phong cách thiết kế Nhật Bản là nhắc đến vẻ đẹp đến từ sự tối giản, nhẹ nhàng, gọn gàng và đôi chút truyền thống. Trên thực tế, không gian nội thất kiểu Nhật dễ dàng mang đến thiện cảm, vô cùng thư thái và dễ chịu.
Phong cách Nhật Bản lấy chức năng không gian làm trọng tâm, chú trọng khai thác tính khoa học một cách tốt nhất. Các thiết kế sẽ ưu tiên gam màu trung tính, hiệu ứng ánh sáng tự nhiên và nội thất làm bằng gỗ. Vật dụng trang trí cũng ít và nhỏ gọn, như đèn thả, cây cảnh nhỏ, tranh giấy,...
Bước vào shop phụ kiện phong cách Nhật, ngay lập tức là cảm giác về sự thanh tĩnh, yên bình. Những món đồ thanh lịch, đơn giản, tinh xảo rất phù hợp để bày trí trong không gian này.
Sang trọng, lộng lẫy, quyến rũ là những gì mô tả về phong cách thiết kế Glamorous. Có thể thấy, phong cách này phù hợp để thiết kế shop phụ kiện mang đầy sự nữ tính, cao cấp và thời thượng. Những món đồ đắt tiền khi bày trí trong không gian này sẽ thêm phần nổi bật và giá trị, mang đến trải nghiệm thượng lưu, đẳng cấp cho khách hàng.
Phong cách Glamorous rất dễ tạo ra sự thu hút bởi diện mạo “phát sáng”. Thiết kế sử dụng các chất liệu như pha lê, kim loại kết hợp với màu bạc, vàng, đen,... kết hợp cùng đèn chiếu sáng tạo nên vẻ lung linh, lấp lánh. Ngoài ra, những tấm gương lớn, đèn chùm cũng thường xuất hiện tại cửa hàng.
Nếu lựa chọn phong cách Glamorous để thiết kế shop phụ kiện, nên lưu ý đến độ cao trần và quy mô mặt bằng. Chọn lọc, cắt giảm bớt các chi tiết để không bị rối mắt. Thay vào đó, chú trọng chất liệu và hệ thống đèn.
Eclectic hay còn gọi là phong cách Chiết trung, là sự kết hợp của nhiều phong cách khác nhau một cách ngẫu hứng. Vì vậy mà có tính sáng tạo và độc đáo rất lớn, thậm chí phá cách đầy táo bạo. Trong thiết kế Eclectic, chúng ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh, màu sắc đôi khi đối lập nhau nhưng luôn tuân thủ theo đúng nguyên tắc về bố cục và tỷ lệ.
Các shop phụ kiện lựa chọn phong cách này có thể kết hợp bày bán nhiều loại sản phẩm, đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, trường phái,... nhất là các thiết kế tạo dấu ấn riêng. Khách hàng cũng có nhiều sự trải nghiệm hơn trong cùng một cửa hàng. Sẽ không có bất kỳ khuôn mẫu nào cho các shop theo lối thiết kế này.
Thông thường phong cách này sẽ lựa chọn gam màu nền đơn giản nhất có thể, chất liệu xuất hiện theo layer, nhiều nhưng không rối.
Phong cách Indochine hay phong cách Đông Dương là xu hướng thiết kế được đánh giá cao về tính nghệ thuật và giá trị văn hóa. Phong cách này có sự giao thoa bản sắc giữa phương Đông và phương Tây. Vì vậy, không gian luôn tràn ngập dòng chảy của thời gian cùng những chi tiết đại diện đặc sắc nhất.
Phong cách thiết kế Đông Dương sử dụng nhiều gam màu ấm như đỏ, tím, vàng cam,... cùng chất liệu mây, gỗ, tre,.. vừa hiện đại vừa truyền thống. Do đó, những shop phụ kiện thiên về sản phẩm độc lạ, những món đồ có hơi hướng cổ điển, dân gian,... sẽ khá phù hợp với phong cách này.
Các cửa hàng phụ kiện thời trang thì khách hàng đa phần là nữ. Thế nhưng mỗi một cửa hàng sẽ có những đối tượng khách hàng khác nhau. Vì thế, bạn cần phải xác định tệp khách hàng mục tiêu riêng để có cách trang trí cửa hàng bán phụ kiện phù hợp.
Đối với khách hàng là các bạn học sinh, sinh viên nữ thì hướng đến mặt hàng giá rẻ, hợp với xu hướng ngày nay hoặc hot trend theo thần tượng. Bạn nên thiết kế shop phụ kiện theo phong cách trẻ trung, năng động, có thể sử dụng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng để bài trí, thu hút đối tượng này.
Đối với khách hàng là dân công sở, họ thích các mẫu phụ kiện hướng đến sự tinh tế, quyến rũ khi đi làm hoặc đi tiệc. Bạn nên chú trọng trong việc phân bổ không gian, bố trí nội thất khoa học, hợp lý để chiều lòng các vị khách hàng thượng đế này.
Đối với tệp khách hàng là cả 2 đối tượng trên thì thiết kế shop theo phong cách hiện đại nhưng vẫn đảm bảo được sự trẻ trung, năng động.
Dù chất lượng sản phẩm tuyệt vời, giá thành phù hợp mà không biết cách bài trí cửa hàng sao cho bắt mắt, hiệu quả thì cũng khó có thể thu hút khách hàng quay lại lần hai. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vị trí “đắc địa” nhất để trưng bày sản phẩm là ngang tầm mắt khách hàng hoặc kệ thứ 3 tính từ dưới lên. Do đó, những loại phụ kiện nào đang bán chạy nhất hoặc những sản phẩm đang cần “đẩy” đi nhanh bạn nên ưu tiên bài trí ở những vị trí này.
Một cửa hàng được bài trí ngăn nắp, khoa học không chỉ gây thiện cảm với khách hàng nhiều hơn mà còn giúp các sản phẩm phô bày được vẻ đẹp của nó. Do đó, không thể thiếu các loại giá kệ, móc treo phù hợp. Hiện nay kệ treo được chia làm 2 loại chính, theo chất liệu khác nhau.
Bên cạnh việc thiết kế kệ treo, bạn có thể trưng bày sản phẩm trong các tủ kính (có phủ thảm lông) để khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm hơn hoặc bài trí trong tủ gỗ công nghiệp với nhiều vách ngăn. Hệ thống kệ trưng bày đặt sát tường vừa tiết kiệm không gian diện tích vừa bài trí sản phẩm trang sức, phụ kiện được tiện lợi hơn, phù hợp với việc mua sắm của khách hàng.
Trong thiết kế shop phụ kiện, chắc chắn không thể thiếu những chiếc gương. Gương không chỉ làm sáng cửa hàng mà còn là vật dụng để khách hàng ngắm kỹ mình hơn khi đeo phụ kiện. Từ đó, lựa chọn được sản phẩm hài lòng nhất.
Hiện nay, gương được thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Tùy thuộc vào không gian diện tích cửa hàng để bạn lựa chọn loại gương có kích thước, kiểu dáng phù hợp.
Tone màu là yếu tố quan trọng giúp các sản phẩm nổi bật hơn. Tuy nhiên, để lựa chọn được tone màu phù hợp, bạn cần phải định hướng được phong cách sản phẩm kinh doanh của mình là gì?
Trong thiết kế shop phụ kiện thời trang, bạn nên chọn những loại đèn có ánh sáng màu trắng hoặc màu vàng nhạt để làm tôn nên vẻ đẹp lung linh của sản phẩm. Đồng thời, tạo cảm giác ấm cúng cho người nhìn.
Bên cạnh hệ thống ánh sáng trần, bạn cũng nên chú trọng hệ thống ánh sáng thị khu trưng bày sản phẩm nên bố trí hệ thống đèn rọi tiêu điểm giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm hơn.
Tất cả các phong cách thiết kế shop phụ kiện được gợi ý trên đây đều phù hợp để ứng dụng. Việc lựa chọn phong cách nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là định hướng hình ảnh cửa hàng, dòng sản phẩm, đối tượng khách hàng và sự khả quan của mặt bằng.
Nếu muốn an toàn, nên lựa chọn những phong cách đơn giản, thông dụng, như phong cách hiện đại, phong cách Nhật, phong cách tối giản,...
Màu sắc lựa chọn trước hết phải phù hợp với phong cách thiết kế. Tiếp đến là thể hiện được cá tính của thương hiệu nhưng không tạo ra sự đối chọi quá lớn. Mọi ý tưởng nên phát triển từ các yêu cầu của phong cách chủ đạo.
Dù lựa chọn bất kỳ phong cách thiết kế nào, ánh sáng cũng đóng góp một phần quan trọng cho shop phụ kiện. Hệ thống đèn chiếu sáng và ánh sáng tự nhiên đều ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng cũng như hiệu quả làm nổi bật sản phẩm.
Có rất nhiều gợi ý thú vị cho phong cách thiết kế shop phụ kiện. Đây là ngành hàng yêu cầu khá cao về tính thẩm mỹ và sự ấn tượng. Vì vậy, chọn đúng phong cách chính là bước đầu thành công.