Tìm hiểu về những loại gỗ MDF: Cấu tạo, Đặc điểm và Ứng dụng

31/10/2020 - 10:10

Cùng tìm hiểu về những loại gỗ MDF trên thị trường để biết rõ các điểm khác biệt về thành phần cấu tạo, đặc điểm và tính ứng dụng. Từ đó, dễ dàng lựa chọn được loại gỗ phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.

Gỗ MDF là một trong các vật liệu được yêu thích trong thiết kế và xây dựng hiện nay. Loại gỗ này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về tính năng và thẩm mỹ. Có nhiều cách để phân loại gỗ MDF, dưới đây là các loại điển hình cùng thông tin chi tiết nhất.

gỗ mdf pendecor
Có nhiều loại gỗ MDF trên thị trường

Gỗ MDF loại thường

Gỗ MDF thường là loại ván gỗ sản xuất từ sợi gỗ tự nhiên, kết hợp cùng keo, chất kết dính và các phụ gia khác. Thông qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao, tạo ra các tấm ván gỗ có độ dày, kích thước khác nhau, phần lõi thường có màu nâu đậm hoặc nhạt.

Thành phần của gỗ MDF thường

Cấu tạo của gỗ MDF thường gồm có:

  • Lớp cốt gỗ: Đa phần là gỗ vụn, gỗ thừa, nhánh cây,... được xử lý thành sợi gỗ nhỏ.
  • Keo và chất kết dính: Sử dụng Urea Formaldehyde (UF) hoặc Melamine Formaldehyde (MF) là các loại nhựa tổng hợp để tăng độ bền cho sản phẩm.
  • Chất phụ gia: Các chất hỗ trợ khả năng chống mối mọt, chống ẩm khi sử dụng

Ưu - nhược điểm của gỗ MDF thường

Ưu điểm:

  • Bề mặt tấm gỗ nhẵn, phẳng, dễ sơn phủ hoặc dán các lớp bảo vệ
  • Gia công dễ dàng, hạn chế được cong vênh, nứt vỡ khi khoan cắt
  • Độ bền cao, ít bị co ngót theo thời gian
  • Giá thành rẻ, phù hợp nhiều phân khúc khách hàng.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống ẩm không quá tốt, không thích hợp cho những môi trường có độ ẩm cao.
  • Gỗ MDF thường nếu xử lý không tốt, có nguy cơ phát thải formaldehyde, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Độ bền so với gỗ tự nhiên hay gỗ ép cao cấp có phần kém hơn.
ván mdf pendecor
Gỗ MDF loại thường dễ dàng gia công

Các ứng dụng của gỗ MDF thường

Với những đặc điểm của mình, gỗ MDF thường được ứng dụng khá nhiều trong thiết kế - trang trí nội thất:

  • Làm bàn ghế, tủ, kệ sách, giường,...
  • Làm vách ngăn, làm cửa,...
  • Ốp trang trí nhà ở, cửa hàng, văn phòng,...

So sánh gỗ MDF thường với gỗ tự nhiên

Tiêu chí Gỗ MDF thường Gỗ tự nhiên
Chống ẩm Kém - Trung bình Rất tốt
Độ bền Trung bình Cao
Giá thành Rẻ Đắt
Ứng dụng Sản xuất nội thất Nội thất cao cấp

Gỗ MDF thường có giá bao nhiêu?

Giá gỗ MDF thường được quyết định bởi thương hiệu và độ dày mỗi loại (càng dày sẽ có giá càng cao). Tuy nhiên, MDF loại thường luôn có giá thấp hơn so với những loại khác, dao động từ 55.000 - 450.000 đồng/tấm (độ dày từ 3mm - 25mm).

Gỗ MDF chống ẩm (MDF xanh)

Gỗ MDF xanh hay gỗ MDF chống ẩm là sự nâng cấp từ gỗ MDF thường, chú trọng vào khả năng chống ẩm của sản phẩm nhờ bổ sung chất giúp giảm khả năng hút nước. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là phần lõi của tấm gỗ có màu xanh.

1. Thành phần của gỗ MDF chống ẩm

Các thành phần chính của gỗ MDF chống ẩm gồm có:

  • Bột gỗ tự nhiên: Từ các loại gỗ vụn, gỗ tái chế, nhánh cây nghiền mịn.
  • Chất kết dính: Keo Melamine hoặc UF (Urea Formaldehyde)
  • Chất chống ẩm: Hợp chất Wax, Paraffin, các phụ gia giảm hút nước
  • Chất bảo vệ để tăng độ bền, chống nấm mốc, mối mọt.
ván gỗ công nghiệp pendecor
Gỗ MDF chống ẩm có lõi màu xanh

2. Ưu - nhược điểm gỗ MDF chống ẩm

Ưu điểm:

  • Khả năng chống ẩm tốt nhờ công thức cải tiến, hạn chế tình trạng phồng rộp khi tiếp xúc với nước.
  • Bề mặt dễ gia công, phẳng và bóng, ít co ngót, cong vênh, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
  • Độ bền đạt từ 10 - 15 năm nếu bảo quản tốt (vệ sinh thường xuyên bề mặt, hạn chế va đập, tiếp xúc nước trực tiếp, tránh hóa chất, sơn hoặc dán bảo vệ,...)
  • Giá thành phải chăng hơn so với các loại gỗ chống ẩm khác hoặc gỗ tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Tăng khả năng chống ẩm nhưng không tuyệt đối, vẫn có hiện tượng hư hỏng nếu ngấm nước quá lâu.
  • Độ cứng kém hơn gỗ tự nhiên, khả năng chịu lực không quá cao.
  • Nguy cơ chứa hàm lượng formaldehyde cao.

3. Các ứng dụng của gỗ MDF chống ẩm

Nhờ khả năng chống ẩm tốt hơn nên gỗ MDF xanh đã được ứng dụng vào làm nội thất, trang trí cho các khu vực có độ ẩm cao như: tủ bếp, tủ phòng tắm, tủ lavabo, vách ngăn nhà vệ sinh.

Ngoài ra, chúng vẫn được dùng để làm cửa gỗ, cửa phòng, bàn ghế, tủ, giường, kệ sách,... với độ bền cao hơn.

4. So sánh gỗ MDF chống ẩm và gỗ MDF thường

Tiêu chí MDF chống ẩm

MDF thường

Màu lõi Xanh Nâu, nâu vàng
Khả năng chống ẩm Tốt, chịu ẩm cao hơn Kém
Ứng dụng Các khu vực bên trong, bao gồm cả bếp, nhà vệ sinh Nội thất đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát
Giá thành Cao hơn MDF thường Thấp hơn

Các loại gỗ MDF chống ẩm trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có 4 loại gỗ MDF chống ẩm được ưa chuộng với mức giá và chất lượng khác nhau:

  • Gỗ MDF chống ẩm Việt Nam: Hàng nội địa nên giá thành rẻ, chất lượng ổn định, dễ tìm mua.
  • Gỗ MDF chống ẩm Thái Lan: Độ bền cao, chất lượng tốt
  • Gỗ MDF chống ẩm Malaysia: Thường sử dụng nhiều để làm nội thất cao cấp
  • Gỗ MDF chống ẩm Trung Quốc: Giá rẻ nhưng hơi khó chọn lọc chất lượng.
gỗ mdf phủ melamine pendecor
Có nhiều loại gỗ MDF chống ẩm chất lượng

Kinh nghiệm để chọn gỗ MDF chống ẩm chất lượng:

  • Phần lõi phải rõ màu xanh, không nhạt màu hay chuyển sang màu khác
  • Mặt cắt tấm gỗ không có lỗ khí, phải mịn, không rỗng
  • Ưu tiên các loại gỗ MDF xanh có chứng nhận E1, E2
  • Kiểm tra nhanh khả năng chống nước bằng cách nhỏ vài giọt lên bề mặt và xem tốc độ thấm.

Gỗ MDF chống ẩm có giá bao nhiêu?

Tuy giá thành cao hơn so với gỗ MDF thường nhưng gỗ MDF chống ẩm lõi xanh vẫn thuộc các lựa chọn vừa tầm với khách hàng. Tương tự, những loại có độ dày càng lớn thì giá thành sẽ càng cao. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

Độ dày tấm gỗ (mm) Giá (VNĐ)
3mm 90.000 - 95.000
6mm 125.000 - 135.000
9mm 180.000 - 250.000
12mm 220.000 - 300.000
15mm 250.000 - 350.000
18mm 280.000 - 400.000

Gỗ MDF chống cháy (MDF đỏ)

Bằng việc bổ sung các hoạt chất chống cháy, gỗ MDF đỏ cũng là một phiên bản tối ưu hơn của gỗ MDF thường. Loại gỗ này hạn chế khả năng bắt lửa và chống cháy lan (tương đối). Phần lõi của gỗ MDF chống cháy có màu đỏ hoặc hồng.

Thành phần của gỗ MDF chống cháy

Thành phần của gỗ MDF đỏ cũng tương tự với gỗ MDF thường nhưng được bổ sung thêm các hợp chất chống cháy.

  • Gỗ sợi tự nhiên: Bột gỗ nghiền mịn từ các loại gỗ như thông, keo, bạch đàn,...
  • Chất kết dính: Sử dụng keo Melamine Formaldehyde (MF) hoặc Phenol Formaldehyde (PF), đều là keo có tính chịu nhiệt cao.
  • Hợp chất chống cháy: Các chất giảm khả năng bắt lửa, làm chậm quá trình cháy lan như photphat, magie, muối vô cơ,...
ván mdf phủ melamine pendecor
Gỗ MDF chống cháy có lõi màu đỏ

Ưu - nhược điểm của gỗ MDF chống cháy

Ưu điểm:

  • Khả năng chống cháy tốt: Hạn chế rủi ro khi có hỏa hoạn, có thêm thời gian xử lý nhờ chống cháy lan, ít bắt lửa.
  • Bề mặt dễ sơn phủ hoặc dán bảo vệ, ít bị cong vênh, co ngót.
  • Dễ dàng gia công, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống chịu nước không tốt như MDF xanh
  • Giá bán cao hơn so với gỗ MDF thường
  • Bề mặt chịu lực không cao, độ bền tương đối.

Các ứng dụng của gỗ MDF chống cháy

  • Nhờ đặc tính chống cháy, gỗ MDF đỏ được ứng dụng trong phạm vi rộng rãi hơn.
  • Nội thất chống cháy tại các tòa nhà, khu căn hộ, văn phòng,...
  • Ốp trang trí tại các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trung tâm thương mại,...
  • Sản xuất đồ nội thất như tủ, giường, bàn, ghế,... Rất thích hợp với khu vực bếp hoặc có nguy cơ cháy nổ cao.
mdf phủ melamine pendecor
Gỗ MDF đỏ được ứng dụng rộng rãi

So sánh gỗ MDF chống cháy với gỗ MDF thường

Tiêu chí Gỗ MDF chống cháy Gỗ MDF thường
Màu sắc lõi Đỏ hoặc hồng Nâu, nâu vàng
Chống cháy Có, chậm bắt lửa, chống cháy lan Không
Giá thành

Cao hơn

Thấp hơn
Ứng dụng Nội thất yêu cầu chống cháy Nội thất thông thường

5. Gỗ MDF chống cháy có giá bao nhiêu?

Tùy vào từng thời điểm, chính sách nhà phân phối và kích thước, độ dày mà các tấm gỗ MDF chống cháy có giá khác nhau. Một số mức giá tham khảo.

Độ dày tấm gỗ Giá bán
MDF chống cháy 9mm 250.000 – 350.000 VNĐ/tấm
MDF chống cháy 12mm 350.000 – 450.000 VNĐ/tấm
MDF chống cháy 18mm 550.000 – 700.000 VNĐ/tấm

Các thương hiệu gỗ MDF chất lượng, giá tốt trên thị trường: An Cường, Vanachai, Thái Tín, Robin, Dongwha, Minh Long, MDF VRG,...

Gỗ MDF phủ bề mặt

Gỗ MDF phủ bề mặt hiện có các loại: Gỗ MDF phủ Melamine, Gỗ MDF phủ Laminate, Gỗ MDF phủ Veneer.

gỗ công nghiệp mdf pendecor
Các loại gỗ MDF phủ bề mặt

Dưới đây là bảng thông tin và đánh giá ưu nhược điểm, tính ứng dụng.

Loại gỗ Gỗ MDF phủ Melamine Gỗ MDF phủ Laminate Gỗ MDF phủ Veneer
Cấu tạo
  • Lớp bề mặt có màu hoặc in vân gỗ
  • Nhúng keo và ép bởi áp suất cao lên tấm MDF
  • Độ dày lớp phủ 0.5 - 1mm
  • Bao gồm nhiều lớp giấy ép keo Phenolic
  • Lớp phủ là lớp gỗ tự nhiên, mỏng 0.3 - 0.6mm
  • Làm từ gỗ xoan đào, óc chó, sồi,...
  • Được dán lên bề mặt tấm gỗ MDF
Ưu điểm
  • Giá thành rẻ, thích hợp làm nội thất hiện đại.
  • Chống ẩm (nhẹ), chống trầy xước, bề mặt sáng bóng.
  • Bảng màu đa dạng, vân gỗ sắc nét, điều chỉnh được theo yêu cầu.
  • Dễ vệ sinh và bảo dưỡng
  • Chịu nhiệt, chống ẩm tốt.
  • Chống trầy xước, va đập.
  • Đa dạng lựa chọn về màu sắc, vân gỗ, bề mặt bóng gương, sần, vân nổi,...
  • Bề mặt chân thực, giống gỗ thật.
  • Giá rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Có thể sơn PU tạo độ bóng, tăng lớp bảo vệ
Nhược điểm
  • Khả năng chịu nước không tốt
  • Những vết trầy xước sâu khó khắc phục
  • Giá thành tương đối cao
  • Gia công phức tạp, yêu cầu kỹ thuật tốt
  • Khả năng chống ẩm kém
  • Bề mặt dễ trầy xước
Ứng dụng
  • Nội thất văn phòng
  • Tủ quần áo, bàn ghế
  • Kệ sách, vách ngăn,...
  • Tủ bếp, bàn làm việc, bàn ăn, giường,...
  • Cửa gỗ công nghiệp
  • Nội thất cao cấp
  • Ốp trang trí
  • Nội thất cao cấp

gỗ mdf lõi xanh pendecor
Mỗi loại gỗ MDF phủ bề mặt đều có ưu điểm riêng

Bảng so sánh nhanh 3 loại gỗ MDF phủ bề mặt:

Đặc điểm

MDF phủ Melamine MDF phủ Laminate MDF phủ Veneer
Giá thành Thấp nhất Trung bình – Cao Cao hơn Melamine
Độ bền Trung bình Cao hơn Melamine Cao
Chống ẩm Trung bình Tốt Kém hơn Laminate
Chống trầy xước Trung bình Rất tốt Kém

Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về những loại gỗ MDF được cập nhật chi tiết nhất. Hy vọng bạn đọc có được sự tham khảo hữu ích.

Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )

👍👍👍