Top 19+ thiết kế shophouse siêu đẹp, giá rẻ, xu hướng HOT NHẤT hiện nay

14/11/2023 - 08:11

Thiết kế shophouse thông minh không chỉ giúp tối ưu không gian, đạt đến các giá trị về thẩm mỹ mà còn là cách khai thác hiệu quả lợi thế kinh doanh đến từ loại hình bất động sản này.

Nhu cầu tìm kiếm mặt bằng kinh doanh hiện nay khá lớn và shophouse là một trong các lựa chọn được ưu tiên nhờ hội tụ nhiều yếu tố lợi thế về vị trí, tính thịnh hành cũng như tiềm năng khai thác về lâu dài. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa, các thiết kế shophouse phải thực sự nổi bật và có sự cải tiến nhằm theo kịp thị hiếu, càng nhạy bén với xu hướng càng tăng khả năng sinh lợi cho chủ nhân.

Nếu so với nhà phố hay biệt thự mặt phố, shophouse dù có điểm tương đồng nhưng về bản chất vẫn là loại hình mang các tính chất đặc trưng. Vì vậy, làm sao để có thể khai thác tối ưu giá trị của shophouse vẫn là câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu đẹp - giá rẻ - thời thượng.

Cùng khám phá hơn 19 mẫu thiết kế shophouse siêu ấn tượng và bỏ túi những thông tin đắt giá từ chuyên gia.

Xem thêm: Top 15 mẫu thiết kế cửa hàng đồ thể thao năng động, hút khách (Từ A - Z)

thiết kế shophouse Pendecor
Cùng khám phá hơn 19 mẫu thiết kế shophouse siêu ấn tượng và bỏ túi những thông tin đắt giá từ chuyên gia

Shophouse là gì? Đặc trưng và phân loại

Sự xuất hiện của shophouse có thể xem là cơn sốt tại thị trường Việt Nam. Shophouse còn được gọi là nhà phố thương mại, là mô hình kết hợp giữa căn hộ/nhà phố dùng để ở với mặt bằng sử dụng cho các hoạt động kinh doanh.

Tại châu Âu, shophouse xuất hiện ở những khu mua sắm top đầu, nhộn nhịp và sầm uất bậc nhất. Đối với khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng đã đánh giá cao và khai thác tốt tiềm năng từ shophouse, điển hình như dãy phố shophouse ở Penang, Malacca thuộc Malaysia,...

Như vậy, có thể thấy rằng, 02 giá trị nổi bật của shophouse chính là tính đa năng và tính thương mại.

Có bao nhiêu loại shophouse?

  • Shophouse khối đế: shophouse nằm ở tầng đế các tòa chung cư, thường ở tầng 1 - tầng 5.
  • Shophouse nhà phố thương mại: được xây dựng ở các trục đường phố, khu thương mại, các dự án theo quy hoạch được phê duyệt. Các căn có diện tích lớn từ 85m2 - 250m2, kết cấu từ 4 - 5 tầng.

Tham khảo: Top 20+ mẫu thiết kế cửa hàng rượu sang trọng, đẹp mắt đáng tham khảo

Các xu hướng thiết kế shophouse thịnh hành

Thiết kế shophouse phong cách Biophilic

Phong cách là những kiến trúc tập trung vào thế giới tự nhiên, tạo nên sự gắn kết giữa con người với xung quanh, do đó sẽ xuất hiện những đặc trưng như: ánh sáng tự nhiên, không gian mở, cây xanh,... Mục đích sau cùng là “phủ xanh” cho toàn bộ thiết kế, rất thích hợp với những ý tưởng kinh doanh quán cafe hoặc nhà hàng. “Trải nghiệm xanh” là những gì mà nhịp sống hiện đại đang rất cần.

Thiết kế shophouse phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại luôn là xu hướng thiết kế shophouse được lòng khách hàng nhờ mang dáng vẻ của sự cao cấp, tinh tế. Phong cách này hầu như phù hợp với gần hết mặt hàng, hình thức kinh doanh, từ các thiết kế showroom thời trang, nội thất đến nhà hàng, quán cafe,... Điểm nhấn thiết kế shophouse theo phong cách hiện đại là các chất liệu lấy sáng tốt, giảm bớt các tiểu tiết.

mẫu nhà shophouse đẹp Pendecor

Thiết kế shophouse phong cách Tân cổ điển

Tân cổ điển là phong cách gắn với sự sang trọng, giao thoa hài hòa giữa hiện đại và cổ điển. Nhờ đó, thiết kế shophouse gắn với màu sắc này sẽ có được nét thanh lịch bền vững với thời gian, rất hợp với những không gian cao cấp, lãng mạn và hơi hướng quý tộc.

Thiết kế shophouse phong cách Đông Dương

Gần như nét đặc trưng của nền văn hóa Đông Nam Á đều được thể hiện ở phong cách này. Các yếu tố truyền thống, cổ điển kết hợp với đường nét hiện đại tinh tế, vừa gần gũi vừa thời thượng. Thiết kế shophouse phong cách Đông Dương luôn dễ nhận biết với kiến trúc nhiều cửa kính lớn, sử dụng các gam màu đặc trưng, vật liệu gỗ và đá, mang lại cảm giác đầy tươi mới.

Thiết kế shophouse phong cách Scandinavian

Có nguồn gốc từ các quốc gia Bắc Âu, phong cách này mang lại hiệu ứng không gian bừng sáng, thoáng đãng. Với hầu hết chất liệu tự nhiên cùng gam màu trung tính, phụ kiện trang trí đơn giản, thiết kế shophouse phong cách Scandinavian mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, thích hợp với các cửa hàng thời trang, quán cafe, nhà hàng hay nơi kinh doanh mặt hàng mang tính nghệ thuật cao.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 22+ thiết kế cửa hàng hoa quả sạch ấn tượng nhất

19+ mẫu thiết kế shophouse siêu đẹp không thể bỏ qua

mẫu shophouse đẹp Pendecor

mẫu thiết kế nhà shophouse Pendecor

nội thất shophouse Pendecor

thiet ke noi that shophouse Pendecor

thiết kế căn hộ shophouse Pendecor

thiết kế nhà shophouse Pendecor

thiết kế nội thất shophouse Pendecor

thiết kế shophouse

mẫu nhà shophouse đẹp

mẫu shophouse đẹp

mẫu thiết kế nhà shophouse

mẫu thiết kế shophouse

nội thất shophouse Pendecor

thiet ke noi that shophouse

thiết kế căn hộ shophouse

thiết kế nhà shophouse

thiết kế nội thất shophouse

Nguyên tắc thiết kế shophouse cần biết

Thiết kế shophouse không hẳn là công việc quá phức tạp, nhưng để thiết kế shophouse đạt chuẩn, đáp ứng được tiêu chí thẩm mỹ, công năng và phục vụ hiệu quả cho công việc kinh doanh thì lại là một vấn đề lớn. Do đó, ngoài lựa chọn phong cách phù hợp thì các yếu tố về kỹ thuật, yêu cầu từ chủ đầu tư cũng cần được quan tâm.

Khi thiết kế, cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Cân nhắc khi điều chỉnh kiến trúc, màu sơn phía ngoài shophouse: Thường thì các dãy shophouse sẽ được xây dựng đồng nhất theo chủ đầu tư. Vì vậy, việc thay đổi toàn bộ mặt ngoài rất dễ phá vỡ tính đồng bộ. Do đó, việc lựa chọn shophouse ở đâu, dự án nào, kiến trúc ra sao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phương án thiết kế shophouse.
  • Tuân thủ về vị trí quảng cáo, biển hiệu, cục nóng điều hòa: Đây là nguyên tắc rất cần để đảm bảo về mặt mỹ quan. Các dự án sẽ có quy định khác nhau và khi tiến hành thiết kế, phải nắm rất rõ về điều này. Ví dụ, các yêu cầu về độ nhô, khoảng cách vượt quá mặt tiền, kích thước biển hiệu,... Muốn có thiết kế shophouse đẹp, ấn tượng thì trước hết phải chuẩn và an toàn.
  • Đặt các thiết bị phụ trợ đúng vị trí quy hoạch: Hệ thống đèn chiếu, vòi nước,... cần được thiết kế theo sự cho phép từ ban quản lý, đảm bảo yếu tố mỹ quan mặt ngoài cho toàn dãy shophouse.
  • Khi xây sửa nội thất phải đảm bảo an toàn cho kết cấu: Nội thất bên trong không đặt ra quá nhiều yêu cầu nhưng trên hết là phải giữ được tính an toàn cho kết cấu tổng thể, cũng như chính người sử dụng về lâu dài.
  • Không làm thang máy có buồng thang nhô lên trên mái/tum thang bộ lên mái: Nếu làm thang máy kiểu này thì khả năng là các căn có thể dễ dàng qua lại thông qua phần mái, ảnh hưởng đến an ninh. Vậy nên, chỉ nên làm cho tầng áp mái mà thôi.

Chuyên gia “mách” kinh nghiệm thiết kế shophouse

Các chuyên gia cho rằng, để có được những thiết kế shophouse hoàn hảo cần rất nhiều yếu tố, từ việc có chuyên môn thiết kế - xây dựng thì cũng cần hiểu về thị trường, ngành nghề kinh doanh, thêm vào đó là am hiểu về xu hướng kiến trúc,... Với một loại hình đa năng và tiềm năng như shophouse thì việc đầu tư một bản thiết kế chất lượng sẽ mang lại nhiều giá trị về lâu dài.

thiết kế shophouse

  • Thứ nhất, thiết kế nên dựa trên sự phù hợp giữa phong cách kiến trúc và kết cấu. Vì sao lại như vậy? Bởi lẽ, mỗi phong cách sẽ gắn liền với một cách sắp xếp không gian và bài trí khác nhau. Do đó, cần xem xét kết cấu hiện có, rằng có thực sự phù hợp với phong cách mong muốn hay không và cần phải thay đổi, điều chỉnh gì để phù hợp.
  • Thứ hai, thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng. Có vẻ như đây là điều mà “ai cũng biết” nhưng chưa chắc đã làm tốt. Nếu shophouse sử dụng chỉ với mục đích kinh doanh thì thiết kế sẽ khác so với shophouse kết hợp vừa ở vừa kinh doanh. Mục đích sử dụng mặt bằng sẽ chỉ cho bạn biết cách tận dụng không gian đang có sao cho hiệu quả.
  • Thứ ba, mọi thiết kế dù sáng tạo cũng không nên vượt quá tính đồng bộ của tổng thể. Như đã đề cập, shophouse thường xuất hiện theo dãy và có sự giống nhau. Vì vậy, xem xét diện tích và lên ý tưởng thiết kế shophouse là điều cần thiết, hãy chọn phương án tốt nhất không làm thay đổi yếu tố này. Nghĩa là, công năng chỉ nên bố trí vừa đủ, đừng quá “tham”.
  • Thứ tư, ứng dụng các yếu tố phong thủy. Dù là theo phong cách nào, mục đích ra sao thì phong thủy cũng luôn là điều cần thiết để xem xét. Mọi sự bố trí đều phải nhìn đến sự tương thích, mức độ phù hợp dưới góc độ về hướng gió, hướng khí, mạch nước, ý nghĩa bổ trợ,... Chỉ một vài thay đổi nhỏ nhưng có thể mang lại thay đổi lớn trong việc thu hút nguồn năng lượng tích cực, tài lộc và vận may.
  • Thứ năm, có một phối cảnh bản vẽ thiết kế shophouse hoàn thiện. Đây là điều rất quan trọng, bản vẽ sẽ ảnh hưởng phần lớn đến việc thi công trên thực tế sau này. Do đó, mọi tính toán cần được thể hiện chi tiết, chính xác. Để làm được điều này thì cần phải có sự hỗ trợ từ đơn vị uy tín, chất lượng, giàu kinh nghiệm.

Làm việc với đơn vị thiết kế shophouse sao cho hiệu quả?

Việc lựa chọn đơn vị thiết kế shophouse cần dựa trên các tiêu chí đánh giá về thương hiệu, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm và các dự án thực tế. Tuy nhiên, quá trình trao đổi, làm việc cùng nhau cùng sẽ quyết định đến tính hiệu quả của các thiết kế shophouse.

  • Trao đổi thẳng thắn về nhu cầu, mục đích mong muốn về bản thiết kế shophouse, ví dụ: Ngành hàng kinh doanh là gì? Định hướng khách hàng hướng đến? Tính chất của mặt hàng kinh doanh? Không gian để ở và kinh doanh như thế nào?
  • Cung cấp các thông tin về diện tích, kết cấu, bản vẽ shophouse, yêu cầu từ ban quản lý đối với việc sửa chữa shophouse.
  • Lắng nghe, đóng góp ý kiến trên mọi phương diện nếu có thắc mắc, chủ động đề xuất những phương án mong muốn để hoàn thiện.

đơn vị thiết kế shophouse

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đồng hành cùng hàng ngàn khách hàng trên cả nước trong lĩnh vực thiết kế showroom, cửa hàng, Pendecor tự hào là thương hiệu Top đầu, tự tin trở thành người bạn sát cánh trên mọi công trình. Trong hơn 100 dự án mà chúng tôi đã thực hiện, được tiếp cận với nhiều nhu cầu, loại hình khác nhau, Pendecor có đủ trải nghiệm và sự thấu hiểu tâm lý số đông khách hàng hiện nay.

Bằng đội ngũ nhân sự mạnh - chuyên môn cao - sáng tạo - tận tâm, chúng tôi sẵn sàng cùng bạn hiện thực hóa mọi mong muốn. Những giải pháp đưa ra đều là kết quả của sự làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và tập trung cao độ. Đặc biệt, Pendecor xem sự lắng nghe khách hàng là nền tảng cốt lõi để hợp tác hiệu quả.

Liên hệ ngay với Pendecor để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi ở đây với sứ mệnh tạo ra những dấu ấn tuyệt vời trên từng dự án.

Công Ty TNHH Nội Thất Pendecor

  • Văn phòng HN: LK24-TT03, KĐT Mới Tây Nam Linh đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Văn phòng TPHCM: Lầu 9, Cao Ốc An Khánh, 52 Song Hành, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
  • Xưởng HCM: 781E, đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
  • Hotline: 0909.203.206
  • Mail: pendecorvn@gmail.com

ID BÀI VIẾT: AD534

Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )

👍👍👍