Top 15+ mẫu thiết kế phòng khám nhi: Yêu cầu, Tiêu chuẩn và Chi phí
- 15+ thiết kế phòng khám nhi ấn tượng, thu hút
- Thiết kế phòng khám nhi không gian mở
- Yêu cầu quan trọng khi thiết kế phòng khám nhi
- Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám nhi
-
Chi phí thiết kế phòng khám nhi
- Vì sao nên đầu tư vào thiết kế phòng khám nhi?
- Bố cục phòng khám nhi cần có khu vực chức năng nào?
- Các thiết bị cần có trong phòng khám nhi?
- Nhân sự phòng khám nhi cần bao nhiêu người?
- Thiết kế phòng khám nhi như thế nào tối ưu quy trình làm việc
- Cần lưu ý gì để thiết kế phòng khám nhi an toàn cho trẻ em?
Thiết kế phòng khám nhi là yếu tố quyết định phần lớn đến trải nghiệm của các bệnh nhân nhí và phụ huynh. Ngoài đáp ứng tiêu chí về thẩm mỹ, tính sinh động thì thiết kế cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn luật định, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động.
15+ thiết kế phòng khám nhi ấn tượng, thu hút
Dưới đây là những ý tưởng thiết kế phòng khám nhi được đánh giá cao về tính sáng tạo và phù hợp với đối tượng bệnh nhân “nhí”. Các kiến trúc đơn giản, hiện đại kết hợp với thiết kế chủ đề nổi bật là xu hướng trong giai đoạn này.
Thiết kế phòng khám nhi phong cách “Rừng xanh”
Thiết kế phòng khám nhi phong cách Rừng xanh với ý tưởng chủ đạo là kết hợp màu xanh thiên nhiên, hình ảnh cây cối gần gũi với các loại động vật ngộ nghĩnh. Gam màu tươi mát, trong lành đem đến cảm giác thư giãn và nhẹ nhàng.
- Sơn tường các màu trắng, xanh, xanh nhạt,...
- Vẽ hoặc dán hình ảnh khu rừng, cây cối, các loài vật hoặc nhân vật hoạt hình
- Các chậu cảnh được bố trí trong không gian với nhiều kích thước
- Nội thất mô phỏng hình cây nấm, khúc gỗ,...
Dưới đây là một phòng khám nhi được thiết kế theo phong cách Rừng xanh được yêu thích
Thiết kế phòng khám nhi phong cách Đại dương
Màu xanh của biển và hệ sinh vật đa dạng cũng là gợi ý thú vị cho việc thiết kế phòng khám nhi. Không chỉ tạo ra sự thư giãn, kì thú, phong cách này còn khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ, xóa tan cảm giác lo lắng.
- Sơn tường màu xanh dương, màu trắng xanh
- Trang trí bằng các hình ảnh như cá heo, rùa biển, san hô, nàng tiên cá,...
- Nội thất mô phỏng hình sao biển, vỏ sò, dạng sóng nước,...
Những chi tiết trong phòng khám nhi phong cách Đại dương vô cùng sống động.
Thiết kế phòng khám nhi kết hợp khu vui chơi mini
Vì là phòng khám nhi nên tâm lý của trẻ khi đến thường khá căng thẳng, thậm chí quấy khóc. Do đó, thiết kế mô phỏng khu vui chơi mini như một liệu pháp xoa dịu tâm lý cho trẻ, phụ huynh trong lúc chờ khám có thể chơi cùng con.
- Bố trí góc sân chơi có cầu trượt, nhà bóng, bàn vẽ tranh
- Có nhiều bộ đồ chơi phù hợp lứa tuổi như sách, tranh ảnh, bộ xếp hình,...
- Lót sàn hoặc quây vách để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thiết kế phòng khám nhi kết hợp khu vui chơi mini khá đơn giản nhưng mang tính hiệu quả cao.
Thiết kế phòng khám nhi phong cách truyện cổ tích
Lấy cảm hứng từ các nhân vật truyện cổ tích, bản thiết kế tái hiện lại những hình ảnh thân thuộc với các bé, tạo nên một thế giới riêng đầy cuốn hút. Các bé sẽ dành thời gian chờ đợi để vui đùa cùng các hoàng tử, công chúa,...
- Kiến trúc tài hiện các hình ảnh lâu đài, ngai vàng,...
- Trang trí bằng hình ảnh hiệp sĩ, công chúa, hoàng tử, nhà vua, nàng tiên,...
- Nội thất đa dạng kiểu dáng, mô phỏng ngôi sao, đám mây, đũa phép thuật,...
Những chi tiết đặc trưng trong truyện cổ tích tạo nên không gian khám bệnh tựa xứ sở thần tiên.
Thiết kế phòng khám nhi phong cách hoạt hình
Tương tự phong cách cổ tích, phong cách hoạt hình cũng lấy ý tưởng từ những nhân vật được các bé yêu thích để kiến tạo không gian thân thuộc, vui nhộn.
- Trang trí bằng hình vẽ, tượng, bong bóng Doremon, Minions, Mickey, Pokemon, Elsa,...
- Nội thất cũng tạo hình hoặc dán, vẽ hình các nhân vật: ghế khám hình thỏ, hươu cao cổ, voi con,...
- Thảm trải sàn, rèm cửa thường được chọn đồng bộ (màu sắc, hình ảnh)
Thiết kế phòng khám nhi không gian mở
Không gian mở trong thiết kế phòng khám nhi là giải pháp mang lại ánh sáng tự nhiên, sự thoáng đãng và trong lành. Không chỉ các bé mà cả phụ huynh cũng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình thăm khám.
- Sử dụng các cửa kính lớn, cao và rộng
- Rèm cửa sáng màu, chống chói nhưng vẫn đón sáng tốt
- Bố trí tiểu cảnh, cây xanh để trang trí phòng khám thêm sinh động.
Thiết kế phòng khám nhi không gian mở sử dụng kiến trúc hiện đại và tối giản, nhẹ nhàng nhưng tối ưu được diện tích.
Thiết kế phòng khám nhi theo chủ đề nghề nghiệp
Kích thích trí tưởng tượng và vun đắp cho ước mơ, thiết kế phòng khám nhi theo chủ đề nghề nghiệp mang những hình ảnh đặc trưng của các ngành nghề vào không gian trải nghiệm. Các bé đến thăm khám được giao lưu và khám phá những công việc trong tương lai.
- Vẽ các hình ảnh nghề nghiệp lên tường: bác sĩ, đầu bếp, phi hành gia, kỹ sư, giáo viên, công an, lính cứu hỏa,...
- Đồ chơi mô phỏng “đồ nghề” của từng ngành
- Có thể kết hợp thêm góc chụp ảnh với trang phục mini của các nghề nghiệp
Thiết kế phòng khám nhi phong cách Hàn Quốc
Phong cách Hàn Quốc mang đến thiết kế nhẹ nhàng, gần gũi và sang trọng, sạch sẽ. Các chi tiết điểm nhấn được sử dụng hài hòa, chú trọng vào màu sắc.
- Màu sơn thường là gam màu pastel như: hồng, xanh, vàng,...
- Nội thất hiện đại, êm ái, màu sắc sống động
- Trang trí bằng hình hoa lá, kiểu chữ lạ mắt,...
Dưới đây là hình ảnh của một phòng khám nhi phong cách Hàn Quốc, thời thượng và ấn tượng.
Một số thiết kế phòng khám nhi khác được đánh giá cao, nên tham khảo:
Yêu cầu quan trọng khi thiết kế phòng khám nhi
Khi thiết kế phòng khám nhi, chưa xét đến tính thẩm mỹ, việc lên ý tưởng và triển khai cần đáp ứng được 04 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất dưới đây.
- Tính thân thiện: Vì bệnh nhân là trẻ em nên màu sắc, chi tiết trang trí, chủ đề, kiến trúc,... trong phòng khám cần nhẹ nhàng, phù hợp với tư duy, sở thích của lứa tuổi. Mục đích chính là giảm căng thẳng, gia tăng nhiều hoạt động kích thích phát triển nhận thức cho trẻ.
- Tối ưu quy trình và công năng: Chú trọng sắp xếp bố cục, lộ trình di chuyển thuận tiện cho việc thăm - khám của bệnh nhân và đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế.
- Đảm bảo thông thoáng, vệ sinh: Có hệ thống thông gió, lọc không khí. Sử dụng vật liệu bền bỉ, dễ làm sạch. Khu vệ sinh tách biệt.
- Tuyệt đối an toàn: Không sử dụng các thiết kế hay nội thất có tính rủi ro, như góc cạnh, sắc nhọn. Ổ điện, nguồn nước bố trí có nắp đậy, đặt ở vị trí cao. Luôn có hệ thống chốt an toàn ở các khu vực nguy hiểm.
Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám nhi
Theo các quy định hiện hành, thiết kế phòng khám nhi nên được thiết lập theo các tiêu chuẩn sau.
Địa điểm và không gian:
- Địa điểm phòng khám cố định và tách biệt với các khu vực sinh hoạt khác.
- Kiến trúc xây dựng chắc chắn, đảm bảo đủ ánh sáng và có trần chống bụi.
- Tường và nền nhà sử dụng vật liệu an toàn, dễ vệ sinh.
Diện tích thiết kế:
- Diện tích phòng khám từ 10m2 trở lên, tùy theo quy mô.
- Đảm bảo có khu vực đón tiếp và thăm khám.
Chi phí thiết kế phòng khám nhi
Chi phí thiết kế phòng khám nhi theo mức giá khảo sát đang dao động trong khoảng sau:
Chi phí thiết kế (bản vẽ 2D, 3D) | 200.000 - 500.000 VNĐ/m² |
Thi công nội thất | 3 - 6 triệu VNĐ/m² |
Ví dụ, phòng khám có diện tích từ 50m2 - 100m2 thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 300 - 650 triệu đồng.
Ngoài ra, còn phải kể đến các chi phí trang trí, hoàn thiện:
- Tranh vẽ tường, decal hoạt hình: 10 - 30 triệu
- Ghế chờ, bàn tiếp khách, đồ chơi trẻ em: 20 - 50 triệu
- Khu vui chơi nhỏ: 30 - 80 triệu
Như vậy, chi phí cho thiết kế, thi công và trang trí, hoàn thiện phòng khám nhi dao động từ 450 - 800 triệu (chưa tính chi phí mua sắm thiết bị, thuê mặt bằng và vận hành ban đầu).
Vì sao nên đầu tư vào thiết kế phòng khám nhi?
Thiết kế phòng khám nhi không chỉ đơn thuần là bố trí không gian đẹp mắt, thu hút mà còn nhằm mục đích tạo dựng môi trường trải nghiệm - làm việc an toàn, hiệu quả và thông minh. Một thiết kế tốt sẽ giúp người bệnh thoải mái, nhân sự có quy trình chuyên nghiệp. Từ đó tạo dựng uy tín và các lợi ích lâu dài cho phòng khám.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế phòng khám nhi chất lượng, nhưng bạn cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước khi bắt đầu. Dưới đây là một số giải đáp hữu ích.
Bố cục phòng khám nhi cần có khu vực chức năng nào?
Thiết kế phòng khám nhi phải đảm bảo được các khu vực sau:
- Khu vực tiếp đón & chờ khám: Thoải mái, rộng rãi
- Phòng khám chính: Yên tĩnh, riêng tư
- Phòng xét nghiệm (nếu có): Theo chuẩn với máy móc, dụng cụ chuyên ngành
- Phòng điều trị/nghỉ ngơi: Sạch sẽ, đảm bảo đủ cơ sở vật chất
- Khu vực vệ sinh: Lắp đặt bồn rửa tay thấp, phù hợp chiều cao các bé.
Các thiết bị cần có trong phòng khám nhi?
Những nội thất, thiết bị nên đầu tư bao gồm:
- Bàn ghế khu vực chờ
- Giường khám bệnh
- Bàn ghế làm việc cho bác sĩ
- Máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử, máy đo SPO2
- Máy siêu âm, đèn khám bệnh
- Bộ dụng cụ cấp cứu, tủ thuốc cơ bản
Nhân sự phòng khám nhi cần bao nhiêu người?
Tùy thuộc theo quy mô phòng khám mà bạn có thể điều chỉnh số lượng nhân sự cho phù hợp.
- Bác sĩ chuyên khoa: 1 - 2 người
- Y tá: 2 - 3 người
- Lễ tân: 1 - 2 người
- Tạp vụ: 1 người
Thiết kế phòng khám nhi như thế nào tối ưu quy trình làm việc
Bạn có thể tham khảo những cách sau để tối điều chỉnh thiết kế tối ưu hơn:
- Khu tiếp đón có phân luồng bệnh nhân: Chia ra các trường hợp bệnh nhân nhẹ và bệnh nhân cần xử lý ngay.
- Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ: Đặt thiết bị lấy số tự động, gọi số tự động, màn hình thông báo, loa thông báo,...
Cần lưu ý gì để thiết kế phòng khám nhi an toàn cho trẻ em?
Để tăng tính an toàn cho phòng khám nhi, bạn nên cân nhắc những lưu ý sau:
- Sàn nên là sàn chống trơn trượt
- Các góc bàn, góc ghế, góc kệ nên làm bo tròn
- Không sử dụng các nội thất quá cao, cồng kềnh
- Các cửa, nhất là cửa ra vào đều có khóa an toàn.
Thiết kế phòng khám nhi đóng vai trò như bước đi nền tảng trong quy trình thành lập và vận hành phòng khám. Hy vọng bài viết đã cung cấp các ý tưởng và thông tin thiết thực cho dự định của bạn.
Công Ty TNHH Nội Thất Pendecor
- Văn phòng HN: LK24-TT03, KĐT Mới Tây Nam Linh đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Văn phòng TPHCM: Lầu 9, Cao Ốc An Khánh, 52 Song Hành, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
- Xưởng HCM: 781E, đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
- Hotline: 0909.203.206
- Mail: pendecorvn@gmail.com
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )