Top 15+ mẫu thiết kế phòng khám đa khoa: Tiêu chuẩn Bộ Y Tế và Giá 2025
- 15+ thiết kế phòng khám đa khoa theo xu hướng 2025
- Thiết kế phòng khám đa khoa tiêu chuẩn Y tế
- Giá thiết kế phòng khám đa khoa và cách tối ưu
- Có nên thiết kế phòng khám đa khoa theo xu hướng?
Thiết kế phòng khám đa khoa là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhiều chuyên khoa khác nhau, thiết kế phòng khám đa khoa cần có tính khoa học, đảm bảo sự tiện nghi và an toàn, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng lẫn nhân sự phòng khám. Dưới đây là 15 mẫu thiết kế phòng khám đa khoa theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế, và chi phí khi triển khai mới nhất năm 2025:
15+ thiết kế phòng khám đa khoa theo xu hướng 2025
Các mẫu thiết kế phòng khám đa khoa thịnh hành 2025 chú trọng vào công năng, tính ứng dụng và sự tối ưu không gian. Theo đó, có 02 xu hướng thiết kế được yêu thích và phù hợp với nhiều quy mô phòng khám.
Thiết kế phòng khám đa khoa tối giản và hiện đại
Tối giản và hiện đại là xu hướng thiết kế nổi bật trong thời gian gần đây, được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình. Phong cách này giúp cho tổng thể không gian trở nên chuyên nghiệp, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, gần gũi.
Bố cục hợp lý, không gian xanh, thoáng đãng
Tổng thể không gian hạn chế sử dụng vách ngăn, thay bằng rèm che linh hoạt hay cửa kính để đảm bảo lưu thông không khí. Các phân khu sắp xếp với mục đích hỗ trợ nhau thuận tiện. Đặt nhiều cây xanh ở các góc phòng khám, tận dụng mùi hương nhẹ nhàng để tăng cảm giác thư giãn.
Chúng ta có thể nhìn thấy khá rõ sự liên kết bố cục giữa các phân khu chức năng, những điểm nhấn vừa vặn trong thiết kế phòng khám đa khoa hiện đại và tối giản.
Màu sắc trung tính, dễ kết hợp
Thiết kế phòng khám đa khoa phong cách tối giản, hiện đại thường sẽ ưu tiên gam màu nhẹ nhàng, như: trắng, be, xám, xanh nhạt,... Đây là những màu mang lại cảm giác thư giãn, sạch sẽ. Đồng thời, màu xanh từ cây cối hoặc màu gỗ cũng được kết hợp khá nhiều, tăng sự thân thiện, ấm áp cho không gian.
Như hình dưới đây là một trong các cách sử dụng màu sắc đặc trưng khi thiết kế phòng khám đa khoa theo hướng tối giản, hiện đại.
Chất liệu dễ vệ sinh, bền bỉ và thẩm mỹ
Những chất liệu như thép không gỉ, kính, đá nhân tạo và đặc biệt là gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến để làm trần, ốp tường, nội thất,... Phần sàn nhà dùng sàn vinyl, gạch men nhám để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Sự kết hợp giữa các chất liệu đặc trưng đem đến tính tiện nghi và tính thẩm mỹ cho phòng khám đa khoa.
Nội thất tối giản, ánh sáng hài hòa
Nội thất và ánh sáng là 02 yếu tố cực kỳ cần thiết trong thiết kế phòng khám đa khoa. Nội thất thường có kết cấu đơn giản nhưng đa năng để tối ưu diện tích. Hệ thống ánh sáng kết hợp cả ánh sáng tự nhiên (thông qua cửa kính, giếng trời) và đèn chiếu sáng (đèn LED ánh sáng trắng, dịu nhẹ, giảm căng thẳng).
Cùng xem một thiết kế khá thông minh, tận dụng được ánh sáng để làm nổi bật không gian nội thất phòng khám.
Thiết kế phòng khám đa khoa ứng dụng công nghệ thông minh
Thiết kế phòng khám đa khoa ứng dụng công nghệ thông minh là một hướng đi tiềm năng trong giai đoạn hiện nay, đơn giản hóa mọi nhu cầu và tối ưu trải nghiệm cho người dùng. Thiết kế này có những điểm nổi bật dưới đây.
Không gian tối ưu, đa tích hợp
Về phần bố cục, đảm bảo những khu vực cơ bản của phòng khám, phân chi và sắp xếp khoa học theo quy trình, giảm thiểu thời gian chờ đợi.
Sự xuất hiện của các loại màn hình, bảng điều khiển, hướng dẫn sẽ phổ biến hơn ở những phòng khám đa khoa theo xu hướng thiết kế này. Ví dụ:
Nhận diện khuôn mặt, khai báo tự động
Màn hình hướng dẫn thông minh, bao gồm thông tin bệnh nhân, quy trình khám, lịch khám,...
Hệ thống lấy số và gọi số tự động
Hình ảnh tại một phòng khám đa khoa ứng dụng công nghệ thông minh, người bệnh chủ động và dễ dàng tiếp cận thông tin.
Năng lượng xanh và bền vững
Yếu tố cây xanh luôn được kết hợp trong các không gian phòng khám để thanh lọc và giảm thiểu ô nhiễm. Sử dụng đèn LED tiết kiệm điện, ưu tiên năng lượng mặt trời. Đặc biệt, hạn chế việc sử dụng giấy và lượng rác thải.
Qua hình ảnh dưới đây, có thể thấy, việc tái tạo năng lượng và phủ xanh cho không gian đem lại hiệu ứng cực kỳ tốt cho tâm lý người bệnh.
Một số hình ảnh khác về các thiết kế phòng khám đa khoa thịnh hành năm 2025:
Thiết kế phòng khám đa khoa tiêu chuẩn Y tế
Hiện nay, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9214:2012 về Phòng khám đa khoa khu vực - Tiêu chuẩn thiết kế là văn bản quy định chi tiết và rõ ràng nhất, cũng là cơ sở để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” của thiết kế phòng khám đa khoa, bên cạnh những yếu tố về thẩm mỹ (phong cách, màu sắc, nội thất, trang trí,...).
Các yêu cầu cụ thể về chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa như sau.
Tiêu chuẩn chung của thiết kế phòng khám đa khoa
- Thiết kế, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Thiết kế, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tương ứng với cấp quản lý đồng thời xét đến khả năng mở rộng, điều chỉnh và cải tạo nâng cấp trong tương lai.
- Thiết kế, xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe theo quy định hiện hành.
Tiêu chuẩn về mặt bằng
- Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng.
- Quy mô của Phòng khám đa khoa khu vực và chỉ tiêu diện tích đất tối thiểu đáp ứng theo bảng dưới đây.
Quy mô | Số giường bệnh | Số lần khám/ngày | Diện tích đất tối thiểu (ha) |
Lớn | từ 11 đến 15 | từ 120 đến 150 | 0,24 |
Nhỏ | từ 6 đến 10 | từ 80 đến 120 | 0,20 |
Tiêu chuẩn về bố cục, kết cấu phòng khám
Thiết kế phòng khám đa khoa phải đảm bảo các phân khu:
- Khu Khám và điều trị ngoại trú;
- Khu điều trị;
- Khu tạm lưu bệnh nhân;
- Khu Hành chính - Hậu cần kỹ thuật;
- Khu phụ trợ.
Xem hình ảnh bên dưới để tham khảo cách sắp xếp bố cục các phân khu phòng khám đa khoa:
Tiêu chuẩn chi tiết về các hạng mục trong thiết kế
1. Chiều cao phòng
- Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong phòng khám đa khoa khu vực được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng phòng trong phòng khám.
- Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.
2. Kích thước hành lang
- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;
- Chiều rộng của hành lang bên: không nhỏ hơn 1,5 m;
- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m.
- Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.
3. Kích thước cửa đi
- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng tiểu phẫu, đỡ đẻ, cấp cứu: không nhỏ hơn 1,6 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m;
- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.
4. Kích thước cầu thang và đường dốc
- Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 1,5 m;
- Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 1,5 m;
- Độ dốc của đường dốc: không lớn hơn 1:10;
- Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.
Tiêu chuẩn về cấp nước, nhiệt độ, ánh sáng
Tiêu chuẩn cấp nước cho Phòng khám đa khoa khu vực tính trung bình từ 20 m3/ngày đêm đến 30m3/ngày đêm.
Nhiệt độ của các phòng sau phải đảm bảo:
- Phòng đẻ: từ 21 °C đến 25 °C;
- Phòng nhi: từ 24 °C đến 26 °C.
Hệ thống chiếu sáng của các khu vực trong Phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo các yêu cầu quy định theo bảng độ rọi tối thiểu.
Khu vực | Độ rọi tối thiểu (lux) |
Khu đón tiếp | 300 |
Phòng khám | 300 |
Phòng hồi sức | 300 |
Phòng bệnh nhân | 100 |
Phòng đẻ | 400 |
Hành lang chung | 150 |
Xquang chẩn đoán, chụp | 20 |
Xquang chẩn đoán, nơi làm việc | 300 |
Phòng làm việc của bác sĩ | 300 |
Phòng nhân viên | 100 |
Buồng y tá (trực ngày) | 300 |
Buồng y tá (trực đêm) | 30 |
Nhà bếp | 300 |
Phòng xét nghiệm bệnh học (tại chỗ) | 500 |
Nhà kho | 100 |
Buồng tắm | 100 |
Bồn rửa | 200 |
Nhà vệ sinh | 100 |
Giá thiết kế phòng khám đa khoa và cách tối ưu
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô, mức độ phức tạp và yêu cầu cụ thể của từng dự án,... mà giá thiết kế phòng khám đa khoa sẽ khác nhau:
Gói | Giá |
Gói cơ bản | 150.000 - 250.000 đồng/m² |
Gói nâng cao | 250.000 - 350.000 đồng/m² |
Gói cao cấp | 500.000 - 750.000 đồng/m² |
Lưu ý: Đây chỉ là báo giá cho phần thiết kế, chưa gồm chi phí pháp lý, thi công và mua sắm trang thiết bị.
Các cách tối ưu chi phí thiết kế phòng khám đa khoa:
- Lựa chọn những thiết kế đơn giản, chú trọng vào công năng;
- Định hình sẵn ý tưởng trước khi trao đổi với bên thiết kế;
- Tìm kiếm đơn vị thiết kế uy tín, có kinh nghiệm;
- Tham khảo giá nhiều nơi để so sánh và cân nhắc.
Có nên thiết kế phòng khám đa khoa theo xu hướng?
Các xu hướng thiết kế phòng khám đa khoa hiện nay được đánh giá cao về tính khoa học và sự ứng dụng linh hoạt, phù hợp cho nhiều quy mô và khu vực mở phòng khám. Việc thiết kế theo xu hướng sẽ giúp cho bạn định hình được phong cách, ý tưởng tốt hơn cho phòng khám, từ đó tối ưu được nhiều hạng mục.
Tuy nhiên, quá trình thực tế sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, do đó, cần tìm hiểu và nghiên cứu thông tin thật kỹ. Tham khảo thêm một số thắc mắc thường gặp dưới đây để chuẩn bị tốt hơn.
Diện tích tối thiểu của phòng khám đa khoa là bao nhiêu?
Theo quy định, diện tích tối thiểu cho một phòng khám đa khoa thường từ 100m² trở lên.
Các phòng chức năng nào cần có ở phòng khám đa khoa?
Một phòng khám đa khoa cơ bản cần có các phòng chức năng:
- Phòng khám bệnh,
- Phòng xét nghiệm,
- Phòng tiểu phẫu, khu vực chờ,
- Khu vực tiếp đón, nhà thuốc.
Chi phí thiết kế và hoàn thiện phòng khám đa khoa khoảng bao nhiêu?
Tổng chi phí có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy vào quy mô, trang thiết bị mà phòng khám sử dụng.
Thời gian hoàn thiện phòng khám đa khoa là bao lâu?
Thời gian trung bình từ lúc xin cấp phép đến quá trình hoàn thiện thi công có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng.
Thiết kế phòng khám đa khoa cần phải đáp ứng khá nhiều yêu cầu về kỹ thuật theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, đây là yếu tố nền tảng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động cho phòng khám.
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )