Top 20+ Mẫu thiết kế nhà sách: Bí quyết, Quy trình và Chi phí
- 20+ Mẫu thiết kế nhà sách dẫn đầu xu hướng
- Bí quyết thiết kế nhà sách ấn tượng, thu hút
- Quy trình thiết kế nhà sách chuyên nghiệp
- Chi phí thiết kế và thi công nhà sách
-
Câu hỏi thường gặp khi thiết kế nhà sách
- Diện tích tối thiểu để mở nhà sách là bao nhiêu?
- Thiết kế nhà sách nên chọn vật liệu nào bền, đẹp?
- Phân chia khu vực nhà sách như thế nào cho hợp lý?
- Làm sao để thiết kế nhà sách không bị lỗi thời?
- Thiết kế nhà sách chọn màu gì để tạo cảm giác dễ chịu nhất?
- Có cần đầu tư thiết kế nhà sách phối cảnh 3D không?
- Có cần xin giấy phép để thiết kế, thi công nhà sách không?
- Mẹo trưng bày sách để “bán chạy” hơn là gì?
- Cách đặt tên nhà sách dễ nhớ, có độ nhận diện cao?
- Có nên thuê đơn vị thiết kế nhà sách chuyên nghiệp không?
Thiết kế nhà sách là mấu chốt quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời khắc họa thành công dấu ấn thương hiệu. Lựa chọn đúng mẫu thiết kế phù hợp sẽ đem lại hiệu quả lâu dài cho kế hoạch kinh doanh.
Đối với các mẫu thiết kế nhà sách hiện nay, sự đa dạng về ý tưởng là một lợi thế cực kỳ lớn. Ngoài ra, có nhiều bí quyết nên học hỏi, kết hợp quy trình thực hiện chuyên nghiệp nhằm tối ưu chi phí thực hiện. Đồng thời, tham khảo thêm các tình huống thường gặp để chủ động xử lý hiệu quả.
20+ Mẫu thiết kế nhà sách dẫn đầu xu hướng
Thiết kế nhà sách phong cách Tối giản
Thiết kế nhà sách phong cách Tối giản hay còn gọi là Minimalist, luôn xuất hiện với tone màu trung tính (be, xám, trắng), hạn chế các chi tiết trang trí cầu kỳ và sử dụng vật liệu hiện đại (gỗ MDF, sắt hộp, kính,...).
Thiết kế này đem lại sự thoáng đãng, nhẹ nhàng đầy tinh tế cho tổng thể không gian. Nhờ đó, tối ưu được trải nghiệm cho khách hàng (không rối mắt, đủ sáng để đọc sách, di chuyển rộng rãi,...).
>>> Phù hợp với các nhà sách vừa và nhỏ, nhất là nhà sách ở trung tâm, gần các trường đại học hoặc khu căn hộ.
Mời bạn tham khảo một vài thiết kế nhà sách phong cách Tối giản có tính ứng dụng cao hiện nay:
Thiết kế nhà sách kết hợp quán cà phê
Thiết kế nhà sách kết hợp quán cà phê là ý tưởng sử dụng 02 không gian chức năng bổ trợ cho nhau, khai thác trực tiếp nhu cầu thực tế của khách hàng hiện nay. Nhờ đó, tăng thời gian lưu trú và thúc đẩy doanh thu từ cả 02 nguồn.
>>> Thiết kế phù hợp cho các nhà sách hướng đến đối tượng khách hàng là người trẻ, dân văn phòng, freelancer,...
Những thiết kế nhà sách kết hợp quán cà phê dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn:
Thiết kế nhà sách phong cách Sắc màu
Thiết kế nhà sách phong cách Sắc màu luôn xuất hiện đầy nổi bật với bảng màu sơn đa dạng, tươi sáng và có nhiều hình ảnh minh họa. Đây cũng là phong cách tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ em.
Do đó, thiết kế cũng ưu tiên các yếu tố an toàn (sàn chống trơn trượt, kệ sách không góc nhọn, ít sử dụng kính,...) và sắp xếp nhiều khu vực có tính tương tác cao (bảng tô màu, thảm đọc sách, góc kể chuyện,...).
>>> Phù hợp cho các nhà sách gần trường học, khu dân cư đông trẻ em.
Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà sách phong cách Sắc màu:
Thiết kế nhà sách phong cách Cổ điển
Thiết kế nhà sách phong cách Cổ điển có các yếu tố đặc trưng là sử dụng gỗ tự nhiên, màu sẫm, nhiều ánh sáng vàng, họa tiết - hoa văn cầu kỳ. Phong cách này đem đến các giác cổ kính, lâu đời và huyền bí, có sự trải nghiệm sâu sắc về mặt không gian.
>>> Phù hợp với những nhà sách chuyên về sách xưa, sách cũ, sách học thuật hoặc trong các khu phố cổ, nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử,...
Thiết kế nhà sách phong cách Cổ điển đem tới sự khác biệt đầy độc đáo cho người yêu sách, dưới đây là một số mẫu nổi bật:
Thiết kế nhà sách theo chủ đề
Thiết kế nhà sách theo chủ đề là sự phác họa đặc thù của các thể loại sách theo đúng khu vực trưng bày. Ý tưởng này mang tới sự đa dạng cho không gian, định hình “hành trình” cho khách hàng tốt hơn.
>>> Phù hợp cho những nhà sách theo hơi hướng phá cách, muốn tạo dấu ấn mạnh mẽ.
Bạn có thể hình dung rõ hơn thông qua vài mẫu thiết kế nhà sách theo chủ đề dưới đây.
Thiết kế nhà sách mô hình Container
Thiết kế nhà sách mô hình Container là việc tận dụng các thùng Container cũ để lắp ghép, cải tạo thành không gian trưng bày sách. Phần lớn nhà sách dạng này được bố trí đơn giản, cửa trượt và mái che điều chỉnh linh hoạt.
>>> Mô hình này có chi phí thấp, tính lưu động và hấp dẫn đối với khách hàng. Phù hợp với nhà sách ở các khu vực công cộng (hội sách, công viên,...) hoặc có mặt bằng không cố định.
Mời bạn tham khảo những mẫu thiết kế nhà sách Container vô cùng độc đáo, ấn tượng dưới đây:
Thiết kế nhà sách không gian mở
Thiết kế nhà sách không gian mở thường rất hiếm khi sử dụng tường ngăn, tổng thể không gian liền mạch, được phân tách bởi giá sách, màu sàn hoặc ánh sáng. Thiết kế này tối ưu diện tích sử dụng một cách hiệu quả, khách hàng dễ dàng đi lại và thúc đẩy sự tò mò.
Nội thất, thiết bị trong thiết kế nhà sách không gian mở cũng đều có kết cấu thông minh, có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo mục đích sử dụng.
>>> Phù hợp với nhà sách thuộc các trung tâm thương mại, hoặc khu vực đòi hỏi tính linh động cao.
Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà sách có không gian mở:
Thiết kế nhà sách kết hợp showroom văn phòng phẩm
Thiết kế nhà sách kết hợp showroom văn phòng phẩm phần lớn đều là các thiết kế liên thông, không chia tách rõ rệt mà phân khu theo loại hình, như: khu vực bày trí sách (đủ thể loại), khu vực bày bán đồ dùng học tập, khu đồ lưu niệm - quà tặng,...
Đây là ý tưởng thông minh, giúp khai thác tốt tiềm năng kinh doanh, nhờ sự đa dạng về nguồn cung sản phẩm, không gian mua sắm tiện nghi.
>>> Phù hợp để thiết kế nhà sách trong các khu trường học, khu văn phòng,...
Những mẫu thiết kế nhà sách kết hợp showroom văn phòng phẩm tiện nghi cho bạn tham khảo:
Với những ý tưởng thú vị trên, bạn nên kết hợp cùng các bí quyết được chia sẻ dưới đây để bản thiết kế nhà sách được hoàn thiện hơn.
Bí quyết thiết kế nhà sách ấn tượng, thu hút
Để thiết kế nhà sách ấn tượng, có sức hút thì điểm mấu chốt cần tập trung vào yếu tố thương mại, trải nghiệm người dùng và khả năng định vị thương hiệu. Dưới đây là 05 bí quyết để thực hiện hiệu quả.
Tối ưu chức năng không gian
Tối ưu chức năng không gian được thể hiện qua việc phân chia khu vực hợp lý, dựa trên đối tượng khách hàng, nguồn cung sản phẩm và nhu cầu thực tế.
- Phân khu sách bày trí khoa học: Chia theo thể loại sách, như sách thiếu nhi, sách giáo khoa, sách chuyên ngành, sách ngoại ngữ, sách truyện,...
- Lối đi thông thoáng: Đảm bảo hành lang di chuyển tối thiểu từ 1.2m - 1.5m, các kệ không cao quá 2m.
- Kết thúc hành trình tại điểm thu ngân: Quầy thanh toán nằm gần cửa ra vào, đảm bảo khách sẽ đi toàn bộ nhà sách trước khi kết thúc cuộc mua sắm.
Đảm bảo không gian đủ ánh sáng
Đảm bảo không gian đủ ánh sáng là điều kiện quan trọng để tạo ấn tượng với khách hàng, giúp cho mọi trải nghiệm đơn giản, dễ dàng hơn, đồng thời tạo điểm nhấn cho sản phẩm được trưng bày.
- Ánh sáng tự nhiên: Lấy sáng từ giếng trời, từ cửa kính mặt tiền hoặc cửa sổ, sử dụng vách kính thay cho tường ngăn.
- Ánh sáng nhân tạo: Đèn LED ánh sáng trắng hoặc vàng, đèn spotlight định hướng, đèn dây trang trí,...
Đề cao trải nghiệm của khách hàng
Thiết kế nhà sách nên quan tâm đến sự thoải mái và nhu cầu trải nghiệm đa dạng của khách khi ghé mua sắm.
- Bố trí khu ngồi đọc: Có ghế đơn hoặc ghế dài hoặc đệm ngồi, có thêm ổ cắm điện, wifi sẽ càng tốt, giữ chân khách hàng lâu hơn.
- Bảng hướng dẫn và gợi ý: Đặt các bảng điều hướng hành vi, như “Sách bán chạy”, “Sách mới ra”, “Tủ sách người nổi tiếng”,...
- Tạo ra điểm tương tác: Có khu vực review sách, đánh giá hoặc trích dẫn hay mỗi ngày, tăng sự kết nối với không gian.
Kết hợp màu sắc và vật liệu khéo léo
Việc kết hợp màu sắc, vật liệu trong thiết kế nhà sách không chỉ thể hiện rõ nét phong cách chủ đạo mà còn ảnh hưởng đến chi phí, độ bền.
- Vật liệu: Nên chọn gỗ công nghiệp, sắt sơn tĩnh điện, kính cường lực, mica trong.
- Màu sắc: Theo phong cách, ý tưởng thiết kế. Phối màu đúng nguyên tắc, không sử dụng quá 3 màu chủ đạo, đảm bảo tính đồng bộ từ tường - trần - kệ tủ - bảng hiệu.
Dấu ấn và nhận diện thương hiệu
Tạo ra một thương hiệu dễ nhận diện và dễ gây ấn tượng là bước đầu thành công khi thiết kế nhà sách.
- Logo - bảng hiệu: Dễ nhớ, gắn với hình ảnh đặc trưng, bố trí ở nơi dễ thấy, đồng bộ về màu sắc.
- Điểm nhấn riêng: Các khu vực khác biệt như góc tranh vẽ tay, tường sách cao chạm trần, các concept trang trí theo từng dịp,...
- Thông điệp truyền tải: Làm các bảng trích dẫn viết tay, khung quote sâu sắc, dùng các hashtag riêng,...
Với những bí quyết này, khi áp dụng vào quy trình chuyên nghiệp, bạn sẽ dễ dàng định hình và thể hiện ý tưởng thiết kế nhà sách trọn vẹn hơn.
Quy trình thiết kế nhà sách chuyên nghiệp
Quy trình thiết kế chuyên nghiệp đáp ứng được các yêu cầu kiến trúc, mỹ thuật và trải nghiệm, bao gồm 04 bước dưới đây.
Bước 1: Khảo sát mặt bằng và lên ý tưởng
- Đo đạc diện tích, định hướng kinh doanh
- Lựa chọn phong cách thiết kế sơ bộ
Bước 2: Lên bản vẽ mặt bằng 2D và phối cảnh 3D
- Phân chia cụ thể các khu vực và đánh giá trực quan trên phối cảnh
- Điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, chất liệu,...
- Phân chia khu vực: khu trưng bày, khu đọc sách, khu thu ngân, lối đi, kho sách...
Bước 4: Bản vẽ kỹ thuật và dự trù chi phí
- Thực hiện bản vẽ chi tiết điện, nước, vị trí bảng hiệu, kệ tủ, các thiết bị hỗ trợ,...
- Kế hoạch tiến độ thi công, ngân sách cho từng hạng mục
Bước 5: Thi công, giám sát và nghiệm thu
- Thi công đúng bản vẽ, đảm bảo kết cấu và an toàn
- Giám sát chất lượng theo từng hạng mục
- Bàn giao đúng tiến độ, kiểm tra - điều chỉnh (nếu có) trước khi nghiệm thu.
Chi phí thiết kế và thi công nhà sách
Dưới đây là bảng ước tính chi phí thiết kế, thi công nhà sách có diện tích từ 50m2 - 150m2.
Hạng mục | Đơn giá tham khảo |
Thiết kế 2D mặt bằng | 100.000 - 150.000 VNĐ/m2 |
Thiết kế phối cảnh 3D | 150.000 - 250.000 VNĐ/m2 |
Thi công phần thô | 3.000.000 - 4.000.000 VNĐ/m2 |
Thi công nội thất | 2.500.000 - 5.000.000 VNĐ/m2 (tùy theo phong cách, vật liệu) |
Hệ thống ánh sáng, điện nước | 300.000 - 500.000 VNĐ/m2 |
Kệ sách và vật dụng trưng bày | 40.000.000 - 70.000.000 VNĐ |
Biển hiệu, trang trí nhận diện | 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ |
Chi phí dự phòng | 10% - 15% tổng chi phí |
Lưu ý, thông tin chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy theo thời điểm, nhu cầu thực tế.
Câu hỏi thường gặp khi thiết kế nhà sách
Diện tích tối thiểu để mở nhà sách là bao nhiêu?
Diện tích tối thiểu từ 30m2 - 40m2, đảm bảo bố trí được từ 2 - 3 khu vực chức năng cơ bản. Tuy nhiên, khuyến khích các diện tích từ 60m2 trở lên, nhất là với thiết kế nhà sách kết hợp quán cà phê.
Thiết kế nhà sách nên chọn vật liệu nào bền, đẹp?
Vật liệu nên ưu tiên là gỗ công nghiệp MDF phủ melamine với nhiều tính năng nổi bật: chống ẩm, chống cháy lan, chống cong vênh tốt, giá hợp lý,... Hoặc có thể chọn gỗ thông tự nhiên, sắt sơn tĩnh điện.
Phân chia khu vực nhà sách như thế nào cho hợp lý?
Các khu vực trong nhà sách có thể được phân chia dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ:
- Phân chia theo đối tượng: Sách thiếu nhi - Thiếu niên - Người lớn
- Phân chia theo thể loại: Văn học - Ngoại ngữ - Kỹ năng - Truyện tranh,...
- Phân chia theo tính năng: Khu trưng bày - Khu đọc sách - Khu thanh toán
Tùy theo quy mô, đối tượng khách và định hướng kinh doanh để phân chia cho phù hợp.
Làm sao để thiết kế nhà sách không bị lỗi thời?
Để hạn chế sự lỗi thời của các thiết kế nhà sách sau vài năm hoạt động, bạn nên ưu tiên các thiết kế linh hoạt, có thể chuyển đổi, hạn chế những thiết kế cố định. Liên tục cập nhật các chủ đề, xu hướng trưng bày, làm mới không gian theo định kỳ.
Thiết kế nhà sách chọn màu gì để tạo cảm giác dễ chịu nhất?
Những gam màu trung tính (trắng, xám, be), hoặc pastel (vàng, hồng, xanh,...) thường đem lại sự nhã nhặn, tinh tế và thoải mái.
Đây cũng là gam màu thịnh hành, được ứng dụng nhiều trong thiết kế shop thời trang, thiết kế shop phụ kiện, các spa, showroom,...
Có cần đầu tư thiết kế nhà sách phối cảnh 3D không?
Có. Phối cảnh 3D giúp bạn hình dung cụ thể hơn về toàn bộ không gian khi xuất hiện trên thực tế. Nhờ đó, điều chỉnh được các yếu tố về màu sắc, ánh sáng hoặc vị trí bố trí nội thất, hạn chế sai sót khi thi công.
Có cần xin giấy phép để thiết kế, thi công nhà sách không?
Có. Để thiết kế và thi công nhà sách, bạn cần đăng ký kinh doanh và xin phép xây dựng, đảm bảo được nguồn gốc sách bày bán. Ngoài ra, cần đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
Mẹo trưng bày sách để “bán chạy” hơn là gì?
Bạn có thể tham khảo một số mẹo hữu ích sau:
- Ưu tiên sách mới, sách nổi bật ở những kệ ngang tầm mắt
- Dùng bảng giới thiệu, bảng chỉ dẫn to rõ, nổi bật
- Sắp xếp hẳn bìa sách ra ngoài thay vì chỉ có phần gáy sách
Cách đặt tên nhà sách dễ nhớ, có độ nhận diện cao?
Đặt tên nhà sách nên ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhìn. Gắn các yếu tố tích cực vào tên gọi, liên quan đến sách, gợi sự liên tưởng mạnh mẽ. Tên nhà sách nên gói gọn trong 2 - 3 từ.
Có nên thuê đơn vị thiết kế nhà sách chuyên nghiệp không?
Có. Đơn vị thiết kế nhà sách chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian lẫn chi phí. Họ có kinh nghiệm, có chuyên môn nên luôn đưa ra giải pháp tối ưu nhất, hạn chế các rủi ro trong thi công và có bảng dự toán chi phí tránh phát sinh.
Thiết kế nhà sách góp phần rất lớn trong việc xây dựng không gian chuyên nghiệp, văn minh và tiện nghi cho những người yêu sách; cũng là nền tảng để ghi dấu ấn trên thị trường kinh doanh.
Nếu bạn đang có ý định thiết kế nhà sách đẹp, tối ưu, đừng ngần ngại liên hệ với Pendecor - đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công cửa hàng trên toàn quốc.
Công Ty TNHH Nội Thất Pendecor
- Văn phòng TPHCM: Lầu 9, Cao Ốc An Khánh, 52 Song Hành, Phường Bình Trưng, Hồ Chí Minh
- Xưởng HCM: 781E, đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Long Trường, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0909.203.206
- Mail: pendecorvn@gmail.com
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )