Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi: Mô hình, Điều Kiện và Kinh Nghiệm
- Tiềm năng và khó khăn khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
- Các mô hình cửa hàng thức ăn chăn nuôi hiện nay
- Điều kiện mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
- Top 5 Kinh nghiệm mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
-
Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
- 1. Làm sao để chọn đúng sản phẩm cho cửa hàng thức ăn chăn nuôi?
- 2. Cần kho bãi như thế nào để bảo quản thức ăn chăn nuôi?
- 3. Những thủ tục pháp lý nào cần có khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi?
- 4. Làm sao để tối ưu chi phí vận chuyển thức ăn chăn nuôi?
- 5. Làm thế nào để cạnh tranh hiệu quả với các cửa hàng đối thủ?
- 6. Có nên quảng bá cửa hàng thức ăn chăn nuôi trên mạng xã hội không?
- 7. Nên tuyển dụng nhân viên với tiêu chí nào cho cửa hàng thức ăn chăn nuôi?
Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi đang trở thành xu hướng kinh doanh giàu tiềm năng. Mô hình này khai thác được nhu cầu từ nhóm ngành chủ lực, nhiều cơ hội để phát triển.
Thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam cho thấy nhiều thay đổi tích cực trong thời gian qua. Với đặc thù là quy mô ngành nông nghiệp lớn, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có thể khai thác đa dạng ở nhiều phân khúc.
Tuy nhiên, để mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi thành công, cần hiểu rõ về thị trường, đánh giá đúng tiềm năng và lựa chọn mô hình phù hợp, từ đó phát huy được lợi thế, hạn chế các rủi ro.
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn, những ai có ý định mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi không nên bỏ qua.
Tham khảo: Mở cửa hàng thuốc thú y - Điều kiện, Mô hình và Kinh nghiệm
Tiềm năng và khó khăn khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
Tiềm năng cửa cửa hàng thức ăn chăn nuôi
- Nhu cầu ổn định và đa dạng: Ngành chăn nuôi ở Việt Nam không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, các trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn hay thậm chí là chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình luôn cần đến lượng thức ăn chất lượng. Cửa hàng có thể khai thác được nhóm sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thủy sản.
- Lợi nhuận hấp dẫn: Theo khảo sát, biên lợi nhuận của mặt hàng thức ăn chăn nuôi khá cao. Đặc biệt là khi cửa hàng xây dựng được mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng.
- Nhận được nhiều sự hỗ trợ: Các cửa hàng thức ăn chăn nuôi có lợi thế hơn so với những mặt hàng khác, điển hình là chính sách về giá, đào tạo kỹ thuật và các chiến dịch marketing. Ngoài ra, còn kể đến sự tạo điều kiện của địa phương, nhất là những vùng chăn nuôi trọng điểm.
- Cơ hội để phát triển thương hiệu: Trước thị trường rộng mở, số lượng trang trại, cơ sở chăn nuôi không ngừng tăng lên, cửa hàng có thể tận dụng để tạo ra uy tín, trở thành sự ưu tiên trong các lựa chọn.
Khó khăn khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ cạnh tranh cao: Vì là mặt hàng tiềm năng, lợi nhuận hấp dẫn nên số lượng cửa hàng ngày càng nhiều, đa dạng về mô hình và loại hình sản phẩm. Do đó, những cửa hàng mới phải có chiến lược khác biệt để tạo sức hút và giữ chân khách hàng.
- Vốn đầu tư lớn: Bước đầu để mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi, bạn cần có tài chính để lo cho các khoản chi phí quan trọng là mặt bằng và nhập sản phẩm.
- Cần có kiến thức chuyên môn: Mở cửa hàng, đồng nghĩa với việc bạn phải hiểu về ngành nghề, sản phẩm để tư vấn và hỗ trợ cho khách. Phần lớn khách hàng hiện nay đều có nhu cầu được tư vấn, giới thiệu để lựa chọn đúng sản phẩm.
Xem thêm: Mở cửa hàng nhượng quyền - 09 BƯỚC để THÀNH CÔNG
Các mô hình cửa hàng thức ăn chăn nuôi hiện nay
Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi chuyên biệt
Đây là sự lựa chọn cho những cửa hàng quy mô nhỏ, kinh doanh theo nhu cầu tại địa phương, ở một khu vực nhất định. Có thể là cửa hàng chuyên về thức ăn cho gia súc - gia cầm, hoặc chuyên về thủy sản.
Mô hình này khá an toàn, “ăn chắc mặc bền” nhưng đôi khi sự thiếu đa dạng lại tạo ra rào cản, khó mở rộng được quy mô và tệp khách hàng.
Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi tổng hợp
Mô hình này chú trọng vào loại hình sản phẩm mà cửa hàng phân phối, thường sẽ bao gồm các loại thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Lượng sản phẩm được nhập theo tỷ lệ dựa trên nhu cầu thực tế. Tùy vào khả năng tài chính để lựa chọn quy mô nhỏ, vừa hay lớn.
Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi dạng đại lý
Nếu làm đại lý, cửa hàng của bạn sẽ là điểm đại diện, phân phối cho những thương hiệu chăn nuôi trong và ngoài nước. Thường thì sẽ gắn liền với cửa hàng quy mô lớn, có mặt bằng rộng. Khách hàng hướng đến là cửa hàng bán lẻ, đại lý nhỏ hơn hoặc một số khách lẻ.
Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi trực tuyến
Mô hình này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí mặt bằng và chi phí vận hành khác. Ưu điểm khi bán hàng online là tạo ra sự chủ động cho khách hàng, tiết kiệm thời gian; mở rộng được phạm vi tiếp cận. Tuy nhiên cần có thời gian để tạo dựng uy tín, phối hợp với bên vận chuyển và chính sách của các sàn thương mại điện tử.
Điều kiện mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
Nếu có ý định mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi, bạn cần đáp ứng được 03 điều kiện quan trọng dưới đây.
Thứ nhất, điều kiện về pháp lý cửa hàng
Cửa hàng phải có các loại giấy tờ và đảm bảo yêu cầu về sản phẩm như sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Hộ kinh doanh;
- Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi với các nhà cung cấp, đơn vị sản xuất;
- Địa chỉ kinh doanh hợp pháp, có biển hiệu, thông tin cửa hàng rõ ràng;
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thú y, là các sản phẩm đã được công bố và được phép lưu hành.
- Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp (theo mẫu);
- Bản sao giấy tờ của các thành viên: Căn cước công dân, hộ chiếu,...;
- Bản sao công chứng hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi;
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành;
- Bản sao các giấy chứng của cơ sở sản xuất, gồm 1 trong các loại: ISO, GMP, HACCP.
- Bản kết quả chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn của các sản phẩm.
- Mẫu nhãn của sản phẩm có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu
Thứ hai, điều kiện về vốn đầu tư
Vốn đầu tư mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi sẽ rơi vào khoảng tầm trung, ít nhất phải từ 100 - 250 triệu. Số vốn này ưu tiên cho việc nhập hàng và thuê - cải tạo mặt bằng. Trong đó, nếu thuê mặt bằng, đây sẽ là chi phí cố định hàng tháng hoặc quý hoặc năm. Tùy theo quy mô, số lượng sản phẩm càng lớn, càng đa dạng, có cả sản phẩm nhập khẩu thì vốn ban đầu sẽ cần nhiều hơn.
Ngoài ra, cũng cần xét đến các chi phí marketing, chi phí cho các chiến dịch tiếp cận và ưu đãi ban đầu.
Thứ ba, điều kiện về mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh ngoài việc thuận tiện cho việc bán hàng, phù hợp quy mô, cần đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây:
- Có kho chứa, nơi bày bán thức ăn chăn nuôi hợp vệ sinh, cách biệt với những loại sản phẩm như phân bón, hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật khác,...
- Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
- Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
- Do đó, khi lựa chọn và thiết kế cửa hàng, bạn nên lưu ý vấn đề này để có sự bố trí hợp lý.
Top 5 Kinh nghiệm mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thị trường
Là loại hình có tỷ lệ cạnh tranh cao, do đó, việc nghiên cứu thị trường sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích để hạn chế rủi ro. Có 2 vấn đề lớn cần quan tâm, là: nhu cầu của khách hàng và cửa hàng đối thủ.
Tùy vào từng khu vực mà thị trường sẽ có đặc điểm khác nhau. Do đó, mọi thứ cần được tiếp cận có chọn lọc, tham khảo và đánh giá trước khi đưa ra kết luận.
Định hình quy mô và tệp khách hàng, mô hình triển khai
Khi đã nghiên cứu thị trường, bạn sẽ dần có được bức tranh từ toàn cảnh đến chi tiết hơn cho cửa hàng của mình. Theo đó, trả lời những câu hỏi:
- Khách hàng mục tiêu là ai? Có trùng khớp với nhóm khách hàng tiềm năng?
- Nhu cầu thực tế của họ là gì? Các nhu cầu khác chiếm tỷ lệ như thế nào?
- Thương hiệu nào được tin dùng? Nhóm sản phẩm nào được yêu thích?
- Khách hàng có nhu cầu được tư vấn, phổ cập kiến thức, tham gia hội thảo hay không?,...
- Trả lời càng chi tiết, bạn sẽ càng biết được đâu là hướng đi phù hợp cho cửa hàng.
Xác định dòng sản phẩm kinh doanh
Dòng sản phẩm kinh doanh phải dựa trên nhu cầu thực tế và những phán đoán về khả năng phát triển trong tương lai. Có 2 nhóm sản phẩm chính, bao gồm:
- Nhóm thức ăn đã có quy chuẩn: Ngô, lúa mì, thóc, đậu tương, sắn khô, nguyên liệu nguồn gốc động vật/thủy sản, thức ăn hỗn hợp,...
- Nhóm thức ăn chưa có quy chuẩn: Cỏ khô, vitamin, men, hóa chất hữu cơ, hóa chất vô cơ,...
Hoặc có thể lựa chọn theo nhóm thức ăn chăn nuôi theo nhóm gia súc, gia cầm hoặc thủy sản.
Tìm kiếm vị trí kinh doanh phù hợp
Đối với mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi, vị trí rất quan trọng. Cửa hàng nên đặt ở nơi có giao thông thuận tiện, đường rộng rãi, xe có thể ra vào, chất chở hàng dễ dàng. Ngoài ra, gần với khu dân cư hoặc khu chăn nuôi sẽ tăng khả năng tiếp cận, tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển cho khách hàng.
Lựa chọn đúng đơn vị cung cấp
Có rất nhiều đơn vị sản xuất - cung cấp và phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Bạn nên ưu tiên cho những thương hiệu được khách hàng yêu thích, những đơn vị có chính sách tốt về giá và chiết khấu. Đặc biệt, những đơn vị ở gần, có nguồn hàng ổn định sẽ đảm bảo tối ưu chi phí và hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng.
Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
1. Làm sao để chọn đúng sản phẩm cho cửa hàng thức ăn chăn nuôi?
Chọn đúng loại thức ăn chăn nuôi là bước nền tảng cho cửa hàng. Để làm được điều này, bạn cần:
- Nghiên cứu khu vực kinh doanh: Tìm hiểu loại gia súc, gia cầm nào phổ biến trong khu vực. Ví dụ, nếu khu vực chủ yếu chăn nuôi gia cầm thì bạn nên tập trung vào các dòng thức ăn cho gà, vịt.
- Hiểu thói quen tiêu dùng: Xác định nhu cầu của chủ trang trại và hộ chăn nuôi về loại thức ăn. Một số người thích thức ăn công nghiệp, trong khi người khác có xu hướng chọn thức ăn bổ sung tự nhiên.
- Quan sát đối thủ: Khảo sát các sản phẩm mà đối thủ đang cung cấp để tìm kiếm cơ hội kinh doanh với sản phẩm khác biệt, chất lượng cao hơn hoặc dễ tiếp cận hơn.
2. Cần kho bãi như thế nào để bảo quản thức ăn chăn nuôi?
Kho bãi bảo quản thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn để duy trì chất lượng sản phẩm. Các lưu ý chính gồm:
- Thông thoáng và khô ráo: Tránh ẩm ướt, ánh nắng trực tiếp để ngăn ngừa nấm mốc, giữ chất lượng dinh dưỡng.
- Cách ly các sản phẩm khác: Không để chung thức ăn chăn nuôi với phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hóa chất khác, để tránh nguy cơ ô nhiễm và đảm bảo an toàn cho vật nuôi.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra kho để đảm bảo không có dấu hiệu hư hỏng, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
3. Những thủ tục pháp lý nào cần có khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi?
Để kinh doanh hợp pháp, bạn cần hoàn tất một số thủ tục pháp lý:
- Đăng ký kinh doanh: Thực hiện tại cơ quan địa phương để đảm bảo cửa hàng tuân thủ quy định pháp luật.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Nếu sản phẩm có yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên xin giấy phép để tạo niềm tin cho khách hàng.
- Nộp thuế: Đóng đầy đủ các khoản thuế cần thiết, giúp cửa hàng hoạt động ổn định và hợp pháp.
4. Làm sao để tối ưu chi phí vận chuyển thức ăn chăn nuôi?
Chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, vì vậy cần tối ưu hóa quy trình này:
- Thiết lập lịch nhập hàng: Có thể đặt hàng theo lịch cố định để giảm chi phí vận chuyển. Nhập hàng số lượng lớn cũng giúp tiết kiệm chi phí.
- Điều kiện vận chuyển: Đảm bảo thức ăn chăn nuôi được chở trong điều kiện thoáng mát, tránh ẩm mốc và không chở chung với các sản phẩm gây ô nhiễm.
- Chọn đối tác vận chuyển: Làm việc với các đơn vị vận chuyển uy tín, giúp đảm bảo hàng hóa an toàn và đúng thời gian.
5. Làm thế nào để cạnh tranh hiệu quả với các cửa hàng đối thủ?
Để tạo lợi thế cạnh tranh, bạn có thể áp dụng những chiến lược sau:
- Chương trình khuyến mãi: Đưa ra ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, tặng quà hoặc tích điểm cho khách hàng thân thiết.
- Dịch vụ tư vấn: Đội ngũ nhân viên có kiến thức về sản phẩm, tận tâm tư vấn và hỗ trợ khách hàng, giúp tạo ấn tượng tốt.
- Quy trình bán hàng chuyên nghiệp: Xây dựng trải nghiệm mua sắm dễ dàng và tiện lợi để khách hàng cảm thấy hài lòng và quay lại.
6. Có nên quảng bá cửa hàng thức ăn chăn nuôi trên mạng xã hội không?
Quảng bá trực tuyến là xu hướng hiện nay và sẽ giúp cửa hàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn:
- Mạng xã hội: Đăng thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi trên các nền tảng như Facebook, Zalo để tăng tính tương tác và thu hút khách hàng.
- Google Maps: Đăng ký cửa hàng trên Google Maps giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và có thể thu hút thêm lượt truy cập của người qua đường.
- Trả lời tin nhắn nhanh chóng: Tương tác với khách hàng qua tin nhắn giúp tạo sự tin tưởng và dễ dàng giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi.
7. Nên tuyển dụng nhân viên với tiêu chí nào cho cửa hàng thức ăn chăn nuôi?
Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và nâng cao dịch vụ cửa hàng:
- Hiểu biết về sản phẩm: Tuyển những người có kiến thức về thức ăn chăn nuôi hoặc sẵn sàng học hỏi để có thể tư vấn chính xác cho khách hàng.
- Giao tiếp tốt và nhiệt tình: Nhân viên cần sẵn sàng hỗ trợ và tạo cảm giác thoải mái, tin cậy cho khách hàng.
- Đào tạo quy trình bán hàng: Đảm bảo nhân viên nắm rõ các bước bán hàng, tư vấn, và xử lý tình huống phát sinh để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Trên đây là các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi. Để có không gian kinh doanh thu hút và tiện lợi, bạn có thể liên hệ với Pendecor để được tư vấn chi tiết về thiết kế nội thất cửa hàng, giúp tối ưu không gian và tạo dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu của bạn.
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )