Mở cửa hàng nhượng quyền: 09 BƯỚC để THÀNH CÔNG

28/06/2021 - 09:06

Mở cửa hàng nhượng quyền bắt đầu từ đâu? Cơ hội và rủi ro ra sao? Cần chuẩn bị gì để sẵn sàng cho kế hoạch khởi nghiệp?

Cửa hàng nhượng quyền là mô hình khá phát triển trong những năm gần đây, được xem như một xu hướng mới trong kinh doanh. Tuy nhiên, làm giàu từ mở cửa hàng nhượng quyền không hề “dễ ăn”, đằng sau sức hút lợi nhuận là những góc khuất ít được nhắc đến.

Vậy đâu là công thức tối ưu nhất? Mở cửa hàng nhượng quyền sẽ đơn giản hơn bao giờ hết với những bí quyết được bật mí dưới đây!

mở cửa hàng nhượng quyền Pendecor
Cửa hàng nhượng quyền phù hợp để khởi nghiệp

Cửa hàng nhượng quyền là gì? Bản chất trong kinh doanh

Nhượng quyền là hình thức một bên được bán hàng, cung cấp các dịch vụ theo hệ thống, nhãn hiệu của bên nhượng quyền trong một địa điểm và thời gian nhất định. Ngược lại, bên nhượng quyền hỗ trợ cho bên nhận nhượng quyền các điều kiện để đi vào kinh doanh ổn định.

Như vậy, cửa hàng nhượng quyền là cửa hàng được mở ra và hoạt động theo nguyên tắc này. Bạn sẽ sử dụng thương hiệu, phương pháp, công thức,... của bên nhượng quyền để tạo ra doanh thu. Do đó, cũng có thể hiểu đây là hình thức kinh doanh có ràng buộc, hợp tác giữa trên các thỏa thuận đôi bên.

Nhiều quan điểm cho rằng, mở cửa hàng nhượng quyền sẽ mất đi “quyền tự do” của người làm chủ. Nhưng trên thực tế, mô hình này giải quyết được khá nhiều khó khăn cho những ai mới bắt đầu khởi nghiệp, ít kinh nghiệm và vốn.

mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền Pendecor
Bản chất của cửa hàng nhượng quyền

04 mô hình nhượng quyền hiện nay

Sự đa dạng của mô hình nhượng quyền tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho các cá nhân, phù hợp với từng mục tiêu và nhu cầu kinh doanh.

Mở cửa hàng nhượng quyền toàn diện

Nhượng quyền toàn diện là mô hình mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được sử dụng toàn bộ hệ thống kinh doanh, bao gồm:

  • Tên thương hiệu, logo, và các yếu tố nhận diện thương hiệu
  • Quy trình vận hành: cách thức sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
  • Hỗ trợ đào tạo nhân sự trước và trong quá trình cửa hàng hoạt động
  • Đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Mở cửa hàng nhượng quyền không toàn diện

Trái ngược với nhượng quyền toàn diện, mô hình này chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng một phần trong hệ thống kinh doanh, ví dụ:

  • Nhận nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ
  • Nhận nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị
  • Nhận nhượng quyền thương hiệu,...
  • Như vậy, các bên nhận nhượng quyền sẽ có quyền tự chủ hơn trong một số hoạt động của cửa hàng, giảm chi phí nhưng sẽ hạn chế bớt các hỗ trợ từ bên nhượng quyền.
mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu Pendecor
Các mô hình cửa hàng nhượng quyền

Mở cửa hàng nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý là việc bên nhượng quyền bố trí một cá nhân vào vị trí quản lý cho cửa hàng. Cá nhân này sẽ tham gia điều hành các hoạt động. Do đó, bên nhận nhượng quyền sẽ không trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày hay quản lý nhân sự.

Người quản lý đến từ bên nhượng quyền sẽ nắm rõ quy trình, cách thức kinh doanh của thương hiệu nên sẽ hỗ trợ tốt cho cửa hàng, nhất là khi đào tạo nhân sự mới.

Mở cửa hàng nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Trong mô hình này, bên cạnh các yếu tố thường có, bên nhượng quyền còn tham gia một phần vốn cho cửa hàng. Phần vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ, theo hình thức liên doanh nhưng cũng vì vậy mà bên nhượng quyền sẽ có quyền lợi, tiếng nói hơn trong quá trình vận hành

Đánh giá ưu - nhược điểm khi mở cửa hàng nhượng quyền

Ưu điểm của mở cửa hàng nhượng quyền

  • Thứ nhất, rút ngắn quá trình thành công: Trong kinh doanh, thương hiệu là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của cửa hàng. Việc mở cửa hàng nhượng quyền là bạn đã có trong tay một thương hiệu - ít nhất là đã được biết đến và có chỗ đứng trên thị trường. Lựa chọn thương hiệu càng lớn, độ phủ sóng càng cao. Do đó, nếu đặt trong cùng 1 thời điểm, cửa hàng nhượng quyền có khả năng tiếp cận tốt hơn.
  • Thứ hai, giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh: Việc sử dụng hệ thống có sẵn, đối với người chưa có kinh nghiệm sẽ là một lựa chọn an toàn. Thay vì mạo hiểm, bạn được cung cấp một quy trình chuẩn, công thức tối ưu và sản phẩm tiềm năng mà đã được bên nhượng quyền, cũng như nhiều cửa hàng nhượng quyền khác chứng minh.
  • Thứ ba, tối ưu hóa chi phí: Bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí marketing đều sẽ được tối ưu nhờ vào sự hỗ trợ, tầm ảnh hưởng của bên nhượng quyền, nhất là trong việc nhận diện thương hiệu, tệp khách hàng tiềm năng,...
mở siêu thị mini nhượng quyền Pendecor
Ưu - nhược điểm khi mở cửa hàng nhượng quyền

Nhược điểm của mở cửa hàng nhượng quyền

  • Luôn phải có chi phí ban đầu cho việc nhượng quyền, tùy vào phạm vi, mô hình, thương hiệu nhượng quyền mà chi phí này cao hay thấp.
  • Không có quyền sở hữu thương hiệu
  • Chia sẻ lợi nhuận với bên nhượng quyền theo cam kết
  • Bị “bó buộc” theo quy trình, không/ít có sự thay đổi, sáng tạo theo cá nhân.

Các lĩnh vực tiềm năng để mở cửa hàng nhượng quyền

Tại Việt Nam, mô hình cửa hàng nhượng quyền thường thấy là các quán cà phê, trà sữa, thức ăn nhanh,... Nhưng trên thực tế, nhượng quyền còn có tiềm năng ở rất nhiều lĩnh vực khác.

  • Lĩnh vực F&B: Hấp dẫn và sôi động nhất hiện nay, các quán cà phê, trà sữa, đồ uống nhượng quyền có số lượng khá lớn. Bên cạnh đó còn có đồ ăn vặt, quán lẩu nướng, mì cay,...
  • Lĩnh vực bán lẻ: Cũng tiềm năng không kém, có tệp khách hàng cực kỳ lớn, nhu cầu cao, điển hình như: Vinmart, Circle K, Ministop,...
  • Lĩnh vực làm đẹp, thời trang: Phần lớn là nhượng quyền thương hiệu đến từ nước ngoài, có sức hút và tầm ảnh hưởng nhờ nhu cầu làm đẹp tăng cao.
  • Lĩnh vực giáo dục: Nhượng quyền các trung tâm, cơ sở giáo dục ngoại ngữ, năng khiếu trong những năm qua được quan tâm nhiều hơn.
  • Lĩnh vực thể dục thể thao: Điển hình là các phòng tập gym, yoga hiện đại từ các thương hiệu nổi tiếng.
mở tiệm bánh mì nhượng quyền Pendecor
Các lĩnh vực tiềm năng để mở cửa hàng nhượng quyền

09 điều cần làm khi mở hàng nhượng quyền

Xác định mục tiêu cá nhân

Mở cửa hàng nhượng quyền và mở cửa hàng cá nhân sẽ có sự khác biệt rõ rệt trong phạm vi quyền hạn cũng như các công việc cần chuẩn bị. Vì vậy, bạn cần xác định điều này khi đưa ra quyết định. Nên cân nhắc dựa trên các lợi ích bạn nhận được từ mô hình nhượng quyền, và có phù hợp với nguyện vọng hay không.

Mở cửa hàng nhượng quyền sẽ thích hợp cho ai mới bắt đầu khởi nghiệp, ít kinh nghiệm và tiềm lực tài chính không quá lớn.

Tìm hiểu về lĩnh vực, thương hiệu nhượng quyền

Ở mỗi lĩnh vực sẽ có những thương hiệu riêng. Việc bạn cần làm là tìm kiếm xem thương hiệu đó có nhượng quyền hay không, nếu có thì theo mô hình nào, độ nhận diện thương hiệu ra sao và chuỗi cửa hàng nhượng quyền ở hiện tại có hoạt động ổn định không.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt nghiên cứu kỹ về văn hóa doanh nghiệp nhượng quyền, hiệu quả kinh doanh và chính sách nhượng quyền được áp dụng của thương hiệu đó.

mở cửa hàng nhượng quyền
Tìm hiểu kỹ về thương hiệu trước khi mở cửa hàng nhượng quyền

Khảo sát thực tế thị trường

Dù cho là thương hiệu lớn thì vẫn có khả năng bị “chìm” ở những thị trường thiếu tiềm năng. Do đó, việc khảo sát thị trường trên thực tế sẽ phản ánh phần nào nhu cầu thực, đo lường phân khúc khách hàng, từ đó các quyết định sẽ chuẩn xác hơn.

Chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm

Kinh nghiệm thực tế bao giờ cũng đem lại bài học đắt giá. Bạn có thể tham khảo trực tiếp hoặc trao đổi ở các diễn đàn, group khởi nghiệp để có thêm thông tin. Mỗi người một câu chuyện nhưng chắc chắn sẽ có điều bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nên tiếp thu có chọn lọc để tránh thông tin “ảo”.

mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền
Tham khảo kinh nghiệm mở cửa hàng nhượng quyền

Lên phương án tài chính

Mở cửa hàng nhượng quyền quan trọng nhất là vốn. Bạn có bao nhiêu vốn sẽ tác động trực tiếp đến thương hiệu, mô hình nhượng quyền bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, bước đầu mở cửa hàng sẽ còn vô số khoản chi phí phát sinh, như: chi phí thuê mặt bằng, mua sắm nội thất, nhập hàng hóa, trang thiết bị, chi phí nhân sự,...

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh

Cửa hàng nhượng quyền muốn đạt hiệu quả kinh doanh tốt nên chọn địa điểm và mặt bằng thuận tiện. Những nơi gần khu dân cư, trường học, công ty, giao thông dễ dàng,... sẽ là lý tưởng nhất. Đặc biệt, nên ưu tiên khu vực có thể đậu, đỗ xe an toàn, rộng rãi.

mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu
Địa điểm mở cửa hàng nhượng quyền rất quan trọng

Trao đổi và ký hợp đồng với công ty nhượng quyền

Đây là giai đoạn cần sự rõ ràng, trao đổi thẳng thắn giữa đôi bên để có những thỏa thuận tốt nhất. Nhìn chung, có 5 vấn đề cần được làm rõ trong hợp đồng:

  • Một là, khu vực được nhượng quyền
  • Hai là, phí nhượng quyền ban đầu, phí này bao gồm những hạng mục nào
  • Ba là, phí nhượng quyền hàng tháng bao nhiêu, trích tỷ lệ lợi nhuận như thế nào
  • Bốn là, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ những phần nào cho bên nhận nhượng quyền
  • Năm là, các điều khoản chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại (nếu có),...

Các nội dung càng chi tiết càng giảm bớt rủi ro trong quá trình kinh doanh, nhất là với trường hợp bất khả kháng hay sự cố phát sinh ngoài ý muốn.

Tuyển dụng, đào tạo nhân sự

Bạn cần có phương án nhân sự (số lượng, vị trí, yêu cầu,...) để tuyển dụng và cho tham gia đào tạo. Mục đích để đội ngũ nắm rõ cơ chế vận hành, thấu hiểu thương hiệu và phương châm kinh doanh, từ đó hỗ trợ doanh thu cho cửa hàng.

mở siêu thị mini nhượng quyền
Tuyển dụng, đào tạo nhân sự theo đúng quy trình

Vận hành và quản lý cửa hàng

Sau khi đã đi vào vận hành, việc giám sát, kiểm tra chất lượng cửa hàng là điều thường xuyên nên làm. Không chỉ bên nhượng quyền mà chính bạn cũng phải nắm rõ về hiệu quả hoạt động, để có những điều chỉnh kịp thời.

Câu hỏi thường gặp về mở cửa hàng nhượng quyền

Mở cửa hàng nhượng quyền có yêu cầu về diện tích, thiết kế cửa hàng không?

Cửa hàng nhượng quyền không yêu cầu về diện tích, chỉ cần đảm bảo kinh doanh thuận tiện. Về thiết kế, đáp ứng được bộ nhận diện thương hiệu, như logo, biển hiệu, màu sắc đặc trưng,...

Cửa hàng nhượng quyền có được chọn/thay đổi nhà cung cấp?

Cửa hàng nhượng quyền sẽ không được lựa chọn. Nhà cung cấp sẽ do thương hiệu chỉ định, vì vậy có ảnh hưởng đến chi phí vận hành.

Hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn bao lâu?

Thường các bên sẽ ký hợp đồng nhượng quyền 5 năm hoặc 10 năm, hoặc các mốc thời gian khác theo thỏa thuận. Kết thúc hợp đồng, các bên có thể gia hạn hoặc chấm dứt.

Mở cửa hàng nhượng quyền không phức tạp về thủ tục nhưng có nhiều điểm khác biệt cần được nắm rõ. Nhìn chung, đây vẫn là mô hình tiềm năng và đem lại nhiều lợi ích cho bên nhận nhượng quyền.

Đánh giá bài viết:   (1 lượt)

👍👍👍