Mở cửa hàng hải sản tươi sống: TIPS HAY để luôn ĐẮT KHÁCH

21/06/2021 - 03:06

Mở cửa hàng hải sản tươi sống có thể nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng, từ đó mang lại công việc kinh doanh ổn định với khoản lợi nhuận hấp dẫn.

Hải sản tươi sống là nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung các khoáng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của con người. Hơn thế, các món ăn làm từ hải sản tươi ngon luôn có hương vị hấp dẫn, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho vị giác.

Chính vì vậy, khi mức sống ngày một cao hơn, con người càng có xu hướng lựa chọn những gì tốt nhất cho bản thân và gia đình, rõ ràng nhất là sự thay đổi về khẩu phần ăn, việc lựa chọn thực phẩm, nguyên liệu chế biến hàng ngày.

mở cửa hàng hải sản tươi sống Pendecor
Các cửa hàng hải sản tươi sống luôn đắt khách

Các cửa hàng hải sản tươi sống được xem là nguồn cung cấp đáng tin cậy, bên cạnh các chợ truyền thống. Với khách hàng, tại đây, họ có thể có nhiều lựa chọn hơn, hải sản phong phú về chủng loại và giá thành. Do đó, mở cửa hàng hải sản tươi sống chính là ý tưởng bắt nhịp rất tốt theo xu hướng hiện nay.

Mở cửa hàng hải sản tươi sống có thực sự “1 vốn 4 lời”? Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng hải sản tươi sống? Làm thế nào để cửa hàng hoạt động hiệu quả? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Tìm hiểu thêm: Mở cửa hàng hoa tươi - 10 đầu việc NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Mở cửa hàng hải sản tươi sống có sinh lời tốt không?

Theo chia sẻ của các chủ cửa hàng hải sản tươi sống có kinh nghiệm, đây là mặt hàng kinh doanh mang lại lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, điều này đi kèm với các yêu cầu về kỹ năng quản lý và vận hành, điển hình là khâu lựa chọn nguồn hàng, bảo quản hải sản và chiến lược tiếp cận thông minh.

Lợi thế lớn cho các chủ cửa hàng hải sản tươi sống là có nhiều nguồn cung để lựa chọn, với các vựa hải sản lớn từ Bắc vào Nam, có nhiều phương tiện để vận chuyển hàng hóa, từ đường bộ, đường thủy, đến đường sắt, đường hàng không,...

Những rủi ro khi mở cửa hàng hải sản tươi sống thường đến từ quá trình đóng gói, vận chuyển, hải sản không còn giữ được độ tươi ngon hoặc bị chết, khiến cho cửa hàng gặp thất thoát khá lớn. Nếu kiểm soát tốt vấn đề này thì chắc chắn sẽ “1 vốn 4 lời”.

chi phí mở cửa hàng hải sản tươi sống Pendecor
Cửa hàng hải sản tươi sống có cơ hội sinh lời hấp dẫn

Hải sản tươi sống sẽ khác với hải sản đông lạnh về tệp khách hàng cũng như giá thành. Những người lựa chọn hải sản tươi luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để có sản phẩm tốt nhất. Họ coi trọng vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và sự phong phú.

Không chỉ có người tiêu dùng cá nhân, nhu cầu sử dụng hải sản tươi sống tại các nhà hàng, quán ăn, các sự kiện, buổi tiệc,... cũng rất lớn. Do đó, số lượng cửa hàng hải sản tươi sống cũng ngày càng nhiều, đa dạng về quy mô và cách thức kinh doanh.

Các mô hình cửa hàng hải sản tươi sống tiềm năng

Hiện nay, các cửa hàng hải sản tươi sống được tổ chức dưới nhiều dạng khác nhau. Trong đó có 03 mô hình nổi bật.

Thứ nhất, cửa hàng hải sản tươi sống quy mô lớn, bán các loại hải sản cao cấp. Mô hình này xuất hiện ngày càng nhiều trong vài năm trở lại đây. Điểm ấn tượng của cửa hàng là diện tích cực kỳ rộng rãi với nhiều bể chứa lớn. Trong đó có đầy đủ các loại hải sản, bao gồm các những loài hiếm, có giá thành tương đối cao. Nhìn chung, ngoài bán lẻ thì các cửa hàng này cũng có thể cung cấp số lượng lớn, phân phối cho các cơ sở nhỏ lẻ khác.

Thứ hai, cửa hàng hải sản tươi sống tầm trung. Những cửa hàng này tập trung vào tệp khách hàng bình dân hơn, mục đích chính là cung cấp hải sản tươi ngon, đa dạng lựa chọn và tầm giá. Thường thì hải sản sẽ là những loại được sử dụng phổ biến trong chế biến hàng ngày.

Thứ ba, cửa hàng hải sản tươi sống kết hợp chế biến. Mô hình này cũng được đánh giá rất cao về tiềm năng sinh lợi. Ngoài bán hải sản, cửa hàng còn có thêm dịch vụ chế biến và phục vụ khách hàng tại chỗ. Như vậy, có thể tận dụng cơ hội để kinh doanh đồ uống, đồ ăn đi kèm khá hiệu quả.

kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống Pendecor
Nhiều mô hình cửa hàng hải sản tươi sống

07 kinh nghiệm đắt giá để mở cửa hàng hải sản tươi sống

Nhìn vào lợi nhuận và cơ hội của các cửa hàng hải sản tươi sống, chắc chắn không ít người muốn tham gia. Tuy nhiên, đừng vội vàng mà bỏ qua 7 bí quyết cực kỳ cần thiết dưới đây.

Tham khảo: Từ A-Z kinh nghiệm mở cửa hàng gạo (Chi tiết - áp dụng hiệu quả ngay)

Tìm hiểu về ngành hàng và thị trường

Hải sản nói chung và hải sản tươi sống nói riêng là ngành hàng cực kỳ sôi động. Với lợi thế là vùng biển trù phú, các loại hải sản luôn đem lại sự đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường này cũng có tính cạnh tranh rất cao vì nguồn cầu lớn, lợi nhuận hấp dẫn.

Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào mở cửa hàng, bạn cần có cái nhìn tổng quan, cũng như khảo sát và đánh giá nhu cầu của khách hàng tại khu vực dự định kinh doanh. Cần biết được khách hàng thuộc phân khúc nào, nhu cầu mua hải sản cho mục đích gì, ngoài khách địa phương, có thể phục vụ cho các đối tượng khác hay không, loại hải sản được yêu thích là gì,...

Ngoài ra, cũng cần xem xét các cửa hàng hải sản trong khu vực, họ chuyên về loại hải sản nào, tầm giá ra sao và mô hình hoạt động của họ là gì. Điều này giúp bạn định hình được cơ hội, tỷ lệ cạnh tranh và có định hướng tốt hơn cho cửa hàng của mình, ví dụ như tạo ra được dịch vụ khác biệt hoặc điều chỉnh giá bán, phân loại sản phẩm,...

Chuẩn bị đầy đủ về pháp lý cho cửa hàng

Cửa hàng hải sản tươi sống là mặt hàng đòi hỏi phải đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, những cửa hàng này thường sẽ được kiểm tra, kiểm định chất lượng và giấy phép. Vì vậy, bạn cần đăng ký kinh doanh cho cửa hàng của mình.

mở cửa hàng bán hải sản tươi sống Pendecor
Các yêu cầu về pháp lý khi mở cửa hàng hải sản tươi sống

Có 02 hình thức để bạn lựa chọn: Một là đăng ký hộ kinh doanh cá thể; hai là, đăng ký thành lập công ty. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp về cơ quan có thẩm quyền, hoặc liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn chi tiết.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể/thành lập doanh nghiệp (theo mẫu)
  • Bản sao hợp lệ đối với hợp đồng thuê cửa hàng, mặt bằng kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bản sao công chứng các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ cửa hàng (còn hiệu lực).

Tìm kiếm và làm việc với nguồn cung cấp hải sản

Việc tìm kiếm nguồn cung cấp hải sản rất quan trọng, vì sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tối ưu chi phí nhập hàng. Có 4 sự lựa chọn về nguồn cung cho các cửa hàng hải sản tươi sống.

  • Hải sản lấy trực tiếp từ tàu thuyền đánh bắt: Đây là nguồn cung có giá thành tốt, sản phẩm đa dạng và khá tươi ngon. Bạn có thể tới những vùng đánh bắt lớn để nhập hàng. Tuy nhiên, hải sản sẽ mất khoảng vài ngày vận chuyển từ biển vào đất liền nên độ tươi sẽ không đồng đều.
  • Hải sản tại các khu nuôi trồng: Hải sản tại đây cũng phong phú và tươi ngon bậc nhất, những khu này đa số đều giáp biển. Chọn hải sản ở đây bạn có thể yên tâm vì số lượng đảm bảo, chất lượng đồng đều và đặc biệt là giá thành cũng rất tốt. Tuy nhiên, hạn chế là các khu nuôi trồng hiếm khi bán với số lượng ít, nên nếu kinh doanh nhỏ lẻ sẽ khó nhập hàng.
  • Hải sản tại các đại lý: Có thể hiểu đây là nơi trung gian, lấy hàng từ tàu thuyền hoặc khu nuôi trồng về phân phối lại. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian di chuyển, có thể lấy hàng vào bất cứ thời điểm nào nhưng đổi lại giá sẽ khá cao.
  • Hải sản tại chợ đầu mối: Chợ hải sản thường sẽ bán vào đêm muộn hoặc sáng sớm. Tại đây có hải sản lấy từ nhiều nguồn nên cần tuyển chọn kỹ. Chủ yếu phù hợp cho mục đích lấy hàng kinh doanh trong ngày.

>>> Nên chọn những nguồn có lượng hàng ổn định, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí để vận chuyển.

Lựa chọn mặt bằng thuận tiện cho kinh doanh

Với cửa hàng hải sản tươi sống, mặt bằng lý tưởng nhất là gần khu dân cư, đông người qua lại, có mặt tiền rộng thoáng, thuận tiện cho việc trưng bày, giao thông không quá chật chội,... Tùy theo quy mô cửa hàng để lựa chọn mặt bằng phù hợp, tối ưu về diện tích lẫn chi phí.

Cửa hàng dù nhỏ hay lớn cũng nên có sự phân khu khoa học, tương ứng với các loại hải sản. Mục đích là để khách hàng dễ tìm kiếm, lựa chọn, mặt khác có phương pháp bảo quản cho những loài tương tự nhau. Ưu tiên việc có bảng giá cụ thể, giữ cho khu vực buôn bán luôn sạch sẽ.

mở cửa hàng hải sản tươi sống
Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng hải sản tươi sống

Cập nhật kiến thức về lựa chọn, bảo quản hải sản

Hầu như ai mở cửa hàng hải sản tươi sống cũng cần phải có những kiến thức này. Từ việc nhận diện hải sản tươi ngon để cách giữ cho chúng sống được trong nhiều ngày. Các loài tôm, cua, ghẹ, cá,... đều có những đặc điểm bên ngoài cho biết chúng còn tươi hay không, vừa được đánh bắt hay đã lâu ngày. Những điều này ngoài học từ sách vở, cần phải có thời gian trải nghiệm thực tế để đúc kết thành kinh nghiệm.

Đối với hải sản tại cửa hàng, cần đảm bảo nguồn nước sạch và cung cấp liên tục, đủ oxi cho các loài. Không nên trưng bày hải sản gần cửa, nơi có nhiều ánh nắng. Các dụng cụ nên được vệ sinh thường xuyên, tránh gây ô nhiễm.

Lên chi tiết phương án tài chính

Chi phí để mở cửa hàng hải sản tươi sống thường bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí nhập hàng (chiếm tỷ lệ lớn)
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí sắm sửa vật dụng cửa hàng
  • Chi phí bảo quản hải sản
  • Chi phí nhân sự,...

Ban đầu, bạn cần xác định sẽ phải có sẵn số vốn từ 60 - 80 triệu để sẵn sàng chi trả cho một vài chi phí. Nếu quy mô cửa hàng lớn thì con số này có thể cao hơn, từ vài trăm triệu.

chi phí mở cửa hàng hải sản tươi sống
Các khoản chi phí cửa hàng hải sản tươi sống

Quản lý và quảng bá hình ảnh

Sau khi mở cửa hàng hải sản tươi sống, bạn cần chú trọng việc quản lý nguồn hàng ra - vào, lượng hao hụt,... để đánh giá đúng doanh thu - lợi nhuận. Bên cạnh đó, liên tục đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, chiến lược marketing để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tăng độ nhận diện cho cửa hàng: quảng cáo online, ưu đãi giảm giá,...

Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng hải sản tươi sống?

Mở cửa hàng hải sản tươi sống có phải đóng thuế không?

Các cửa hàng hải sản tươi sống sau khi hoạt động sẽ phải đóng các loại thuế: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Bao lâu thì được cấp giấy chứng nhận kinh doanh cửa hàng hải sản?

Sau khi nộp hồ sơ, nếu hợp lệ và không cần điều chỉnh gì thêm, bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh trong vòng từ 5 - 10 ngày.

kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống
Mở cửa hàng hải sản tươi sống là ý tưởng kinh doanh hấp dẫn

Làm sao để đảm bảo hải sản luôn được tươi ngon?

Tại cửa hàng, cần đảm bảo sục oxi thường xuyên, cung cấp đủ ánh sáng. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn thời gian nhập hàng để đảm bảo sự tươi ngon của hải sản. Ví dụ: từ ngày 7 - 12 âm lịch hàng tháng rất ít mực được đánh bắt, nếu nhập hàng chắc chắn khó kiếm được hàng tươi.

Mở cửa hàng hải sản tươi sống là một ý tưởng khá tuyệt vời để sinh lời. Chỉ cần bạn nắm vững quy luật thị trường và hiểu rõ cách vận hành, chắc chắn có thể tận dụng để tạo ra thu nhập ổn định.

Đánh giá bài viết:   (2 lượt)

👍👍👍