Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép CHẮC CHẮN SINH LỜI

21/06/2021 - 03:06

Mở cửa hàng giày dép là một trong những lựa chọn kinh doanh hợp xu hướng và có nguồn thu nhập ổn định, lợi nhuận khủng. Công thức làm giàu vô cùng đơn giản, phù hợp với tất cả mọi người.

Nhắc đến thời trang, không riêng gì “dân buôn”, những cửa hàng bán lẻ cũng đã “hốt bạc” không ít từ các trào lưu làm đẹp. Có thể nói, hiếm thị trường nào lại sôi động và duy trì sức hút tốt như thị trường thời trang. Trong đó, mở cửa hàng giày dép cũng là lựa chọn phổ biến, tiềm năng không kém gì các cửa hàng quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm,...

Chính vì dễ sinh lời nên việc mở cửa hàng giày dép ngày càng được nhiều người lựa chọn, phát triển ở cả hình thức online lẫn offline. Tuy nhiên, trong số đó, không phải ai cũng có thể “bám trụ” lâu dài và dần phát triển được hoạt động kinh doanh của mình.

chi phí mở cửa hàng giày dép Pendecor
Mở cửa hàng giày dép giúp sinh lời khủng

Vậy mở cửa hàng giày dép như thế nào để “1 vốn 4 lời”? Cần chuẩn bị gì trước khi mở cửa hàng giày dép để yên tâm “hốt bạc”? Bỏ túi ngay những kinh nghiệm thực tiễn quý giá ngay trong bài viết này!

Tìm hiểu thêm: Mở cửa hàng gas - Bí quyết kinh doanh SIÊU LỢI NHUẬN

Mở cửa hàng giày dép tiềm năng như thế nào?

Sẽ không quá khi nói rằng, mở cửa hàng giày dép rất dễ mang lại khoản lợi nhuận hấp dẫn. Hãy thử nghĩ xem, giày dép ngày này không chỉ đơn thuần là món đồ cần thiết cho việc đi lại mà còn là phụ kiện đắt giá cho vẻ ngoài. Sự hoàn thiện của một bộ trang phục không thể thiếu được sự ăn ý từ giày dép.

Chính vì vậy, người ta chọn giày dép để đi làm, đi học, đi chơi, để phù hợp với từng phong cách thời trang,... Do đó, tệp khách hàng của những cửa hàng giày dép vô cùng đa dạng, từ độ tuổi, giới tính, cho đến phân khúc giá.

Thị trường giày dép càng rộng mở hơn khi khách hàng đã loại bỏ dần những tư duy cũ, những xu hướng thời trang mới mẻ ngày càng nhiều. Ngoài yếu tố bền, chất lượng, khách mua chú ý nhiều hơn đến tính thẩm mỹ, tính hợp thời, sự linh hoạt và khác biệt. Cứ thế, theo dòng chảy của thị trường, nhu cầu về giày dép liên tục diễn ra.

Đây cũng vừa chính là lợi thế vừa là thách thức đối với những ai có ý định mở cửa hàng giày dép. Muốn tiếp cận khách hàng tốt, được ưu tiên lựa chọn thì bạn cần phải thực sự nhạy bén và bắt kịp sự thay đổi của thị hiếu. Cùng với đó, tính cạnh tranh sẽ cao hơn khi lợi nhuận từ mặt hàng này ngày càng cho thấy sự hấp dẫn.

có nên mở cửa hàng bán giày dép Pendecor
Tiềm năng từ việc mở cửa hàng giày dép

04 loại hình phổ biến khi mở cửa hàng giày dép

Có khá nhiều mô hình cửa hàng giày dép để bạn lựa chọn, tùy theo vốn cũng như đối tượng khách hàng hướng đến, định hướng kinh doanh. Theo đó, 4 mô hình dưới đây đang được yêu thích và bắt xu hướng khá tốt.

Thứ nhất, mô hình cửa hàng giày dép order

Giày dép order được hiểu là giày dép không có sẵn mà được đặt theo đơn của khách. Đa số đều là những cửa hàng online, bán thông qua Facebook, Tiktok, Instagram, Shopee,... Người bán sẽ đứng ra mua những loại giày dép theo yêu cầu từ các shop nước ngoài rồi về bán lại cho khách, hưởng chênh lệch giá hoặc tính công order.

Với mô hình này, bạn sẽ có nguồn hàng cực kỳ phong phú, đa dạng giá cả. Tuy nhiên, cần nắm rõ quy trình mua bán, cũng như kiểm tra được chất lượng hàng để không mất uy tín với khách. Trường hợp xấu là cũng có thể bị khách “bùng hàng”, buộc bạn phải tìm đầu ra với giá thấp hơn.

Thứ hai, mô hình cửa hàng giày dép chính hãng

Giày dép chính hãng luôn là lựa chọn của các “dân chơi” chính hiệu. Sở hữu giày hiệu không chỉ mang lại cảm giác thoải mái về mặt chất lượng mà còn là cách thể hiện cá tính, đẳng cấp của bản thân. Do đó, giày dép chính hãng luôn có tệp khách hàng “chịu chi”.

Tuy nhiên, để mở cửa hàng, ngoài chi phí thiết kế sao cho bắt mắt, bạn cũng cần có khoản vốn kha khá để nhập hàng. Bạn biết đấy, hàng hiệu không bao giờ rẻ.

Tham khảo: Mở cửa hàng dầu nhớt - BÍ QUYẾT khởi nghiệp THÀNH CÔNG (Chi tiết)

muốn mở cửa hàng giày dép Pendecor
Các mô hình cửa hàng giày dép

Thứ ba, mô hình cửa hàng giày dép Quảng Châu

Những năm gần đây, quần áo, giày dép Quảng Châu thực sự tạo nên xu hướng trên thị trường thời trang. Với ưu điểm là giá cả phải chăng, mẫu mã cập nhật liên tục, cửa hàng giày dép Quảng Châu có được luôn luôn sôi động.

Chi phí đầu tư, nhập hàng Quảng Châu không cao, nhưng chất lượng của các sản phẩm này cũng chỉ ở mức vừa phải, chú trọng vào kiểu dáng nhiều hơn và thay đổi rất nhanh. Do đó, mô hình này hướng đến các khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,...

Thứ tư, mô hình cửa hàng giày dép thiết kế

Tương tự như quần áo thiết kế, giày dép thiết kế cũng có chỗ đứng riêng trên thị trường. Những cửa hàng này sẽ bày bán sản phẩm “độc quyền” do chính bạn tạo ra. Vì vậy, chúng sẽ khá nặng về việc xây dựng thương hiệu cũng như đảm bảo chất lượng, tính khác biệt. Chi phí để mở cửa hàng này cũng không hề thấp, vì còn phải tính thêm việc nhập nguyên liệu, tìm xưởng sản xuất, nhân công,...

08 kinh nghiệm đắt giá khi mở cửa hàng giày dép

Khảo sát thị trường, nghiên cứu đối thủ

Mọi công việc kinh doanh đều nên bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường. Sẽ có khá nhiều thông tin khi bạn mở cửa hàng giày dép vì thị trường thời trang là tệp dữ liệu cực kỳ lớn. Tuy nhiên, hãy biết cách chọn lọc và tìm kiếm tài liệu liên quan đến mặt hàng giày dép. Cần nắm được xu hướng giày dép giai đoạn hiện nay và tương lai, khách hàng mua giày dép ưu tiên những tiêu chí nào, đâu là các xu hướng nổi bật,...

Bên cạnh đó, tìm kiếm và tham khảo từ các cửa hàng đối thủ, xem cách họ tổ chức, vận hành cửa hàng cũng như xây dựng những chiến lược quảng bá ra sao, đặc điểm sản phẩm của họ là gì, tệp khách hàng hướng đến,...

mở cửa hàng bán giày dép Pendecor
Khảo sát thị trường khi mở cửa hàng giày dép

Mục đích của việc khảo sát là để chắt lọc các thông tin “cốt lõi”, nhận diện được cơ hội - thách thức của mình và định hướng xây dựng các yếu tố cạnh tranh cho cửa hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu, phân khúc kinh doanh

Như đã giới thiệu, với 4 mô hình cửa hàng giày dép phổ biến hiện nay, khách hàng mục tiêu đã được phân loại thành rất nhiều nhóm. Ví dụ:

  • Nhóm khách hàng tài chính tầm trung,
  • Nhóm khách hàng cao cấp, thích hàng hiệu,
  • Nhóm khách hàng là người trẻ, nhạy bén với xu hướng,
  • Nhóm khách hàng ưa thích sự chất lượng, đề cao giá trị cá nhân,
  • Nhóm khách hàng thích mua sắm online,...

Do đó, bạn cần xác định được 1 - 2 đối tượng khách hàng chủ đạo. Những vị khách này sẽ quyết định xem bạn sẽ chọn mô hình nào, chi phí đầu tư ra sao. Nếu muốn đa dạng sản phẩm và phục vụ nhiều phân khúc người mua hơn, nên cân nhắc thật kỹ, phải có ít nhất 1 dòng sản phẩm chiếm ưu thế.

Lên kế hoạch tài chính, dự trù chi phí

Chi phí cho mở cửa hàng giày dép sẽ bao gồm:

  • Chi phí thiết kế cửa hàng (tùy theo quy mô, diện tích, phong cách,...)
  • Chi phí nhập hàng (tùy vào số lượng, phân khúc sản phẩm,...)
  • Chi phí mặt bằng (tính theo tháng hoặc năm)
  • Chi phí nhân sự
  • Chi phí dự trù
  • Theo khảo sát thì trung bình để mở cửa hàng giày dép, bạn cần có sẵn số vốn từ 90 - 100 triệu.
mở cửa hàng giày dép Pendecor
Lên kế hoạch tài chính mở cửa hàng giày dép

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh cửa hàng giày dép rất quan trọng, cũng có thể xem là điểm đặc thù vì phần lớn khách hàng sẽ dựa vào ấn tượng đầu tiên để quyết định. Mặt bằng tốt là nơi giao thông thuận tiện, mặt tiền thoáng đẹp, dễ ra vào. Nếu không có mặt bằng đường lớn thì nên đảm bảo lối di chuyển an toàn cho khách, thuận tiện đậu xe,...

Hoàn tất các thủ tục pháp lý cho cửa hàng

Để mở cửa hàng giày dép và có thể đi vào vận hành, bạn cần đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty. Bên cạnh đó, làm việc rõ ràng với cơ quan thuế về các khoản nghĩa vụ tài chính, và đặc biệt là có giấy tờ hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Đầu tư thiết kế cửa hàng giày dép

Gắn với yếu tố thời trang nên mở cửa hàng giày dép cũng không thể xem nhẹ việc thiết kế. Tùy vào quy mô, diện tích để lựa chọn thiết kế phù hợp. Có thể theo phong cách hiện đại, tối giản để tiết kiệm không gian hoặc ấn tượng với những phong cách độc đáo, khác biệt hơn.

Bên cạnh đó, cần đầu tư vào kệ trưng bày, gương soi, ghế ngồi thử, hệ thống đèn chiếu sáng,... để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

mở cửa hàng giày dép trẻ em Pendecor
Thiết kế cửa hàng giày dép để tăng sự thu hút

Xây dựng các nền tảng phát triển kinh doanh

Khi mở cửa hàng giày dép, không nên chỉ chú trọng vào việc kinh doanh tại mặt bằng. Để tăng độ nhận diện, cần khai thác tốt những nền tảng sẵn có. Điển hình là facebook, instagram, nơi hội tụ rất nhiều tín đồ thời trang. Ngoài ra, đẩy mạnh thêm kinh doanh online để tăng số lượng khách hàng, mở rộng cơ hội tương tác.

Quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng

Với mỗi cửa hàng, cần xây dựng quy trình chuyên nghiệp, từ quản lý nhân sự đến chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, khâu tiếp đón, tư vấn, xử lý tình huống cho khách, hỗ trợ khách,... đều được “tính điểm” và quyết định xem khách hàng có quay trở lại hay không.

Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng giày dép

Làm sao để tìm kiếm nguồn hàng giày dép chất lượng?

  • Nguồn giày dép để bạn nhập hàng không hiếm nhưng khó là làm sao chọn được nguồn hàng chuẩn nhất.
  • Với phân khúc bình dân, bạn có thể nhập hàng từ các xưởng sản xuất hoặc từ các đại lý sỉ giày dép ở những khu chợ lớn.
  • Với phân khúc cao cấp, lựa chọn các thương hiệu lớn từ nước ngoài, mua bán qua website hoặc liên hệ để trao đổi về chính sách nhập hàng, mức chiết khấu.
  • Ưu tiên các điểm cung cấp có uy tín, phản hồi tốt từ người nhập.

Giày dép tồn kho nên xử lý như thế nào?

Đây là điều bạn cần nghĩ đến khi muốn mở cửa hàng giày dép. Chắc chắn sẽ có một lượng hàng tồn kho, hoặc hàng bị giảm chất lượng do quá trình vận chuyển. Phải có phương án dự phòng cho trường hợp này, ví dụ: mở bán giảm giá, quyên góp từ thiện,...

Làm marketing cho cửa hàng giày sao cho hiệu quả?

Lời khuyên là càng đa dạng, càng bắt xu hướng càng tốt. Cách tiếp cận phải phù hợp với dòng sản phẩm và nhóm khách hàng mục tiêu. Tận dụng tối đa những nền tảng kết nối online, các sàn thương mại điện tử,...

Với những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn, bạn có thể tham khảo và vận dụng để mở cửa hàng giày dép. Điều này sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cũng như sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )

👍👍👍