Từ A-Z kinh nghiệm mở cửa hàng gạo (Chi tiết - áp dụng hiệu quả ngay)

21/06/2021 - 03:06

Mở cửa hàng gạo không là mô hình quá mới nhưng lại đảm bảo doanh thu và lợi nhuận ổn định. Loại hình cửa hàng này còn có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng.

Theo thống kê, có đến 2 tỷ người sử dụng gạo và chế phẩm từ gạo ở châu Á, xem đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, và là loại lương thực không thể thiếu. Riêng tại Việt Nam, gạo và những món ăn làm từ gạo (cơm, bún, phở, bánh đúc, bánh nếp, bánh xèo,...) luôn chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn, đóng góp rất lớn cho văn hóa ẩm thực nước nhà.

Chính vì vậy, việc kinh doanh các loại gạo luôn có một nguồn nhu cầu cực kỳ dồi dào. Bên cạnh đó, con người ngày càng có xu hướng muốn trải nghiệm những loại gạo mới, chất lượng để cải thiện hương vị món ăn.

Đây cũng là lý do mà vì sao nhiều người lại có ý định mở cửa hàng gạo. Nghe có vẻ rất tiềm năng, dễ dàng sinh lời nhưng thực tế với người kinh doanh, ở bất kỳ mặt hàng nào cũng cần có sự đầu tư, chuẩn bị về kiến thức lẫn điều kiện vật chất.

mở cửa hàng gạo Pendecor
Mở cửa hàng gạo được nhiều người quan tâm

Vậy mở cửa hàng gạo cần điều kiện gì? Những đầu việc nào cần ưu tiên khi mở cửa hàng gạo? Đừng bỏ qua bài viết này, đây là tất cả những gì các chủ cửa hàng gạo tương lai cần biết!

Tham khảo: Mở cửa hàng giặt là - Bắt đầu từ đâu? Chi phí như thế nào?

Điều kiện để mở cửa hàng gạo?

Điều kiện về pháp lý

Muốn mở cửa hàng gạo thì trước hết, bạn cần phải đăng ký kinh doanh. Có 02 hình thức lựa chọn, là thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh.

  • Với cửa hàng quy mô nhỏ lẻ, nên ưu tiên đăng ký hộ kinh doanh.
  • Với cửa hàng quy mô lớn, mua bán hoặc có liên quan đến xuất nhập khẩu gạo thì nên đăng ký thành lập công ty.

Hồ sơ đăng ký cho mỗi loại hình sẽ khác nhau. Cụ thể như dưới đây.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ của địa chỉ kinh doanh.
  • Biên bản họp thành viên hoặc văn bản ủy quyền.
  • Các tài liệu khác có liên quan đến cửa hàng.

>>> Hồ sơ nộp về Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách cổ đông sáng lập.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ của thành viên/cổ đông sáng lập.
  • Danh sách người đại diện theo quyết định ủy quyền

Lưu ý: Nếu là công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh thì nộp kèm danh sách thành viên và danh sách thành viên hợp danh.

>>> Hồ sơ nộp về Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

cách mở cửa hàng kinh doanh gạo Pendecor
Điều kiện để mở cửa hàng gạo

Điều kiện về mặt bằng kinh doanh

Không có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể các điều kiện về mặt bằng kinh doanh cửa hàng gạo. Tuy nhiên, chủ cửa hàng cần có địa điểm kinh doanh đảm bảo về diện tích, kết cấu, phòng cháy chữa cháy,... để giữ an toàn cho mình và mọi người.

Gạo là mặt hàng cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Do đó, mặt bằng phải đủ rộng, lối ra vào rộng rãi, không lấn chiếm vỉa hè hay gây ra cản trở giao thông khi bày bán.

Điều kiện về chất lượng

Mở cửa hàng gạo là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Do đó, gạo phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hóa đơn mua bán đầy đủ,... Những cửa hàng gạo vẫn sẽ bị tranh tra, kiểm tra như những cửa hàng khác và chất lượng luôn được quan tâm hàng đầu.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép CHẮC CHẮN SINH LỜI

10 kinh nghiệm thực tế khi mở cửa hàng gạo

Trang bị kiến thức kinh doanh và ngành hàng

Rất nhiều người mở cửa hàng gạo là dân “tay ngang”, vì đam mê và mong muốn tạo ra thu nhập, lợi nhuận ổn định mà lựa chọn. Chính vì vậy, các kiến thức về kế hoạch, chiến lược kinh doanh hay cụ thể hơn là đặc điểm ngành hàng chưa có nhiều. Do đó, “dung nạp” những điều này trước khi có ý định mở cửa hàng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

kinh nghiệm mở cửa hàng gạo Pendecor
Trang bị kiến thức khi mở cửa hàng gạo

Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Trên thực tế, không cần tổ chức những cuộc khảo sát quá quy mô, dựa vào các con số thống kê hàng năm cũng đủ để nhìn thấy nhu cầu của thị trường gạo rất lớn. Nhưng nghiên cứu thị trường ở phạm vi khu vực mở cửa hàng gạo sẽ cho thấy nhu cầu thực tế, đang hiện hữu của khách hàng là gì.

Cùng với đó, nhận diện được số lượng và cách thức kinh doanh của các cửa hàng đối thủ. Vì nguồn cầu cao nên nguồn cung chắc chắn cũng không hề ít, do đó, tỷ lệ cạnh tranh khá khắt khe. Muốn có vị thế, cửa hàng của bạn phải tạo ra giá trị khác biệt, không đi theo lối mòn.

Xác định quy mô cửa hàng, khách hàng tiềm năng

Từ quá trình tìm hiểu, bạn sẽ dần định hình được tệp khách hàng tiềm năng mình hướng đến và lựa chọn quy mô, mô hình cửa hàng phù hợp.

Nhóm khách hàng là người tiêu dùng lẻ:

  • Lao động phổ thông: Những khách hàng này mua gạo sẽ chú trọng vào giá. Họ ưu tiên những loại chất lượng vừa đủ, nhưng giá thành phải chăng, “lợi” cho bài toán kinh tế gia đình.
  • Nhân viên văn phòng, công viên chức: Nhóm khách này thường có các tiêu chuẩn cao hơn về loại gạo tiêu dùng. Họ quan tâm đến những yếu tố về nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí là tính thẩm mỹ của gạo. Việc bỏ ra mức chi phí cao hơn để sở hữu loại gạo “thượng hạng” được cho là xứng đáng.
kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo Pendecor
Xác định đúng quy mô, tệp khách hàng tiềm năng

Nhóm khách hàng là người mua số lượng nhiều:

  • Bếp ăn cơ quan, trường học: Thường có nhu cầu sử dụng số lượng gạo lớn và chất lượng, có các chỉ số an toàn cao.
  • Bếp ăn công nghiệp: Tập trung vào số lượng và giá cả nhiều hơn. Nhu cầu sử dụng nhiều loại gạo khác nhau và lên đến hàng tấn cho mỗi tháng.
  • Bếp ăn nhà hàng, quán cơm: Phân khúc khách hàng sẽ là cơ sở để các bếp ăn này lựa chọn loại gạo, từ bình dân đến gạo tuyển chọn.

Bên cạnh nhóm khách hàng, các cửa hàng gạo cũng xem xét đến việc mặt hàng cung cấp là gì. Ngoài gạo trắng thông thường, còn có các loại như gạo lứt, gạo đen, gạo hữu cơ,... Tất nhiên, việc cung cấp đa dạng loại gạo luôn được khuyến khích vì mang tới cơ hội tiếp cận tốt hơn.

Chuẩn bị sẵn sàng về tài chính

Chi phí để mở cửa hàng gạo bao gồm các loại sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Trừ trường hợp bạn có sẵn mặt bằng, nếu không, hàng tháng bạn phải chi trả từ 3 triệu đồng trở lên (tùy diện tích, vị trí, khu vực,...)
  • Chi phí cho việc sơn sửa, mua sắm nội thất, thiết kế cửa hàng: Tùy theo nhu cầu của chủ cửa hàng, mức chi phí dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
  • Chi phí nhập hàng: Thông thường ở giai đoạn đầu, bạn cần 15 - 20 triệu tiền nhập gạo về bán. Cửa hàng quy mô nhỏ hơn thì từ 5 - 10 triệu (Tùy vào loại gạo).
  • Chi phí vận hành: Bao gồm chi phí nhân viên, điện nước, xăng xe giao hàng,...

Nhìn chung, bạn cần có khoảng 80 - 100 triệu cho bước đầu mở cửa hàng gạo.

Lựa chọn các đơn vị hợp tác

Đây là một trong các yếu tố quyết định đến tính ổn định của cửa hàng. Một nguồn cung cấp gạo chất lượng, chính sách tốt sẽ phù hợp để đi lâu dài, bạn không quá lo lắng về sự thiếu hụt hàng hay bán phải hàng kém chất lượng cho khách.

Với cửa hàng quy mô lớn hơn, có thể liên kết với đơn vị giao hàng, đơn vị vận chuyển để chở gạo đến tận nơi cho khách. Khách mua với số lượng lớn không còn là vấn đề khó khăn; sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, kịp thời.

mo cua hang gao Pendecor
Lựa chọn các đơn vị hợp tác cho cửa hàng gạo

Chuẩn bị mặt bằng và thiết kế cửa hàng

Việc mặt bằng được thiết kế chỉn chu sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo quản gạo, tạo sự thoải mái khi mua sắm, dễ dàng vận chuyển và đặc biệt là tạo thiện cảm cho khách hàng.

  • Biển hiệu đẹp, rõ ràng, đặt ở nơi dễ nhìn thấy
  • Không gian cửa hàng sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh sáng
  • Nên ưu tiên các màu sơn sáng, làm trần nhà cao tạo độ thoáng
  • Gạo bày bán gọn gàng, phân chia theo loại/nhóm dễ tìm kiếm
  • Kho lưu trữ gạo có kệ khô ráo, tránh ẩm mốc.
  • Đầu tư lắp đặt kệ trưng bày để tăng hiệu ứng thẩm mỹ, nhất là với những cửa hàng bán gạo dòng cao cấp.

Sắm sửa vật dụng cửa hàng

Mở cửa hàng gạo, bạn nên có sẵn những món vật dụng sau trong cửa hàng:

  • Cân: Loại cân tạ và cân nhỏ (phục vụ đối tượng khách mua lẻ, mua số lượng lớn,...)
  • Túi bóng: Các loại 1kg, 5kg, 10kg để tiện cho việc cân đong.
  • Xe đẩy: Dùng để vận chuyển gạo từ cửa hàng ra xe thuận tiện hơn.
  • Dụng cụ đong gạo, nên mua số lượng nhiều để tạo tác nhanh chóng.
  • Xô đựng gạo, kèm theo biển ghi tên loại gạo, giá bán.
muốn mở đại lý bán gạo Pendecor
Thiết kế, mua sắm vật dụng cho cửa hàng gạo

Lên quy trình quản lý và vận hành

Đối với cửa hàng gạo, việc quản lý quan trọng nhất là quản lý xuất nhập kho, giá mua vào giá bán ra, số lượng gạo bán trong ngày,... Đây là các con số thể hiện được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, bạn cần theo dõi chính xác, ghi chép đầy đủ. Hoặc, sử dụng các phần mềm bán hàng để hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giảm sai sót.

Trong quá trình kinh doanh, giai đoạn đầu sẽ phát sinh nhiều vấn đề, nhưng lại là bài học lớn để rút kinh nghiệm. Do đó, hãy cố gắng tiếp thu, sàng lọc ý kiến và điều chỉnh kịp thời.

Triển khai các chương quảng cáo, chăm sóc khách hàng

Nếu mới mở cửa hàng gạo, muốn tiếp cận khách tốt nhất, bạn có thể thử phát tờ rơi, đăng thông tin lên các trang mạng xã hội, tổ chức khuyến mãi tại cửa hàng,... Đồng thời, kết hợp chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm để tạo dấu ấn tốt.

mở cửa hàng bán gạo Pendecor
Quản lý, vận hành, làm marketing cho cửa hàng gạo

Kiểm tra, duy trì chất lượng, phát triển hoạt động kinh doanh

Khi bắt đầu tạo dựng được nền móng, cũng đừng quên cập nhật tin tức, xu hướng từ thị trường để nâng cấp cho cửa hàng của mình. Muốn kinh doanh tốt phải bám sát vào nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng.

Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng gạo

Mở cửa hàng gạo có rủi ro không?

  • Câu trả lời là CÓ. Những rủi ro thường gặp khi mở cửa hàng gạo:
  • Nhập phải hàng kém chất lượng, khách hàng phản hồi không tốt
  • Kho bảo quản gạo không đảm bảo, gây ẩm mốc, hư hại.
  • Rủi ro thất thoát do quản lý không hiệu quả

Mở cửa hàng gạo đóng thuế bao nhiêu?

Tùy theo mô hình hoạt động là hộ kinh doanh hay công ty mà cửa hàng sẽ có nghĩa vụ thuế với mức thuế suất khác nhau.

mở cửa hàng kinh doanh gạo Pendecor
Mở cửa hàng gạo có rủi ro và lợi nhuận song hành

Làm sao để xác định giá bán gạo cho lợi nhuận tốt nhất?

Để đưa ra giá bán hợp lý, cần khảo sát mặt bằng để con số nằm trong khoảng được khách hàng chấp nhận. Lợi nhuận đối với các phân khúc khách hàng (bình dân, cao cấp) và nhóm khách hàng (mua lẻ, mua sỉ) sẽ khác nhau. Mức lợi nhuận có thể đạt từ 3.000 - 10.000 đồng/kg.

Nếu đang có ý định mở cửa hàng gạo, hãy bắt tay vào việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường càng sớm càng tốt. Đây chắc chắn sẽ là mô hình có tính hiệu quả về lâu dài.

Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )

👍👍👍