Gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn? Phân tích chi tiết và Lời khuyên

20/10/2020 - 04:10

Gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn? Đây đều là 2 loại gỗ công nghiệp được yêu thích trên thị trường hiện nay nhờ mẫu mã đa dạng, tính ứng dụng cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của 2 loại gỗ này, chúng hướng đến các phân khúc khách hàng và nhu cầu sử dụng khác nhau.

gỗ mdf và mfc pendecor
Gỗ MDF và MFC là loại gỗ công nghiệp được yêu thích

Gỗ MDF, gỗ MFC là gì?

Gỗ MDF

Gỗ MDF (tên đầy đủ là Medium Density Fiberboard), là loại gỗ/ván gỗ công nghiệp được tạo thành từ những sợi gỗ tự nhiên nghiền nhỏ, qua quá trình trộn ép với các chất phụ gia, cho ra những tấm gỗ có độ phẳng mịn cao.

Loại gỗ này xuất hiện từ năm 1964 và nhanh chóng trở thành chất liệu được yêu thích trên toàn thế giới. Gỗ MDF được chia thành 03 loại, gồm: gỗ MDF thường, gỗ MDF chống cháy, gỗ MDF chống ẩm.

cách phân biệt gỗ mdf và mfc pendecor
Gỗ MDF ra đời từ năm 1964

Gỗ MFC

Gỗ MFC (tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard), là loại gỗ công nghiệp được làm từ gỗ dăm hoặc gỗ ép, kết hợp lớp phủ nhựa Melamine. Chúng gồm 2 loại chính là gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm (một số phân loại khác còn có gỗ MFC 2 màu).

giá gỗ mdf và mfc pendecor
Gỗ MFC làm từ gỗ dăm

Gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn?

Theo khảo sát mức giá trung bình trên thị trường:

  • Gỗ MDF có giá từ 300.000 - 900.000 VNĐ/m2
  • Gỗ MFC có giá từ 250.000 - 600.000 VNĐ/m2

Như vậy, gỗ MDF có giá thành cao hơn so với gỗ MFC.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá gỗ MDF và MFC

1. Chất liệu và quy trình sản xuất

Loại gỗ Vật liệu Quy trình sản xuất
Gỗ MDF Thân, cành của cây gỗ tự nhiên, mảnh vụn gỗ, mùn cưa, vỏ bào, dăm gỗ,...

Quy trình sản xuất khô

  1. Đưa vật liệu vào máy nghiền, tạo thành bột gỗ.
  2. Tiếp tục cho chất phụ gia, keo vào máy trộn cùng, cho ra bột sợi.
  3. Dùng máy rải bột sợi, san bằng thành 2 - 3 tầng tùy khổ.
  4. Dùng máy ép gia nhiệt để thực hiện ép 2 lần các tầng bột sợi.
    • Lần 1: Ép sơ bộ để các tầng ván gỗ nén lại với nhau
    • Lần 2: Ép chặt để tăng độ liên kết các lớp bột gỗ thêm bền chắc.
  5. Đưa các tấm ván vào máy cắt để cắt theo kích thước tiêu chuẩn, bo biên.
  6. Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói

Quy trình sản xuất ướt

  1. Nghiền vật liệu thành bột, phun nước làm ướt; đẻ vón thành dạng vẩy.
  2. Dùng máy rải vẩy gỗ lên mâm và tiến hành ép sơ bộ lần 1 (ép gia nhiệt)
  3. Sau đó tấm ván được cán hơi nhiệt, nước sẽ được rút ra và 2 mặt nén chặt với nhau.
  4. Cắt ván, bo biên và cắt thành khổ theo yêu cầu
  5. Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói
Gỗ MFC Thân, cành nhỏ của những loại cây gỗ ngắn ngày
  1. Đưa vật liệu vào máy, băm nhỏ thành các dăm gỗ.
  2. Tại nhiệt độ tiêu chuẩn, sấy dăm gỗ đã nghiền.
  3. Lọc và phân loại dăm gỗ dựa trên kích thước.
  4. Dăm gỗ được đưa vào máy trộn cùng chất kết dính.
  5. Dựa theo thông số về mật độ gỗ, độ dày gỗ để tạo hình tấm gỗ.
  6. Ép sơ bộ
  7. Cân chỉnh, cắt kích thước tấm gỗ theo kích thước chuẩn.
  8. Tiếp tục ép lại lần 2 ở nhiệt độ, áp suất cao.
  9. Loại bỏ các lỗi cạnh còn sót.
  10. Mài nhẵn bề mặt
  11. Kiểm tra thành phẩm

Có thể thấy, quy trình sản xuất gỗ MDF có phần phức tạp, kỳ công hơn với nhiều lần xử lý trên máy móc. Đây cũng là chính là yếu tố khiến cho giá thành gỗ MDF nhỉnh hơn so với gỗ MFC.

giá mdf và mfc pendecor
Quy trình sản xuất gỗ MDF phức tạp hơn gỗ MFC

2. Kết cấu, khả năng gia công

Loại gỗ Gỗ MDF Gỗ MFC
Kết cấu
  • 75% bột gỗ
  • 11 – 14% keo Urea Formaldehyde
  • 6 – 10% nước
  • 1% chất phụ gia
  • Mật độ nén gỗ trung bình 680 – 840 kg/m³
  • Khoảng 80% gỗ dăm
  • 9 – 10% keo Urea Formaldehyde
  • 7 – 10% nước
  • Dưới 0,5% chất phụ gia
  • Mật độ nén gỗ trung bình 160 – 450kg/1m³
Khả năng gia công
  • Khả năng gia công
  • Khả năng chịu lực tốt, tính ổn định cao, dễ dàng gia công và tạo hình.
  • Nhiều phương án sơn, phủ hoàn thiện bề mặt.
  • Dễ kết hợp với nhiều chất liệu khác để tăng tính thẩm mỹ.
  • Gia công nhanh chóng
  • Kết hợp màu sắc đa dạng

3. Lớp bề mặt gỗ MDF và MFC

Lớp bề mặt gỗ MDF có khá nhiều sự lựa chọn:

  • Lớp Melamine: Được làm từ hợp chất bazơ hữu cơ, chống thấm tốt và tạo ra bề mặt phẳng mịn cho tâm gỗ. Tấm phủ được thiết kế nhiều màu sắc, hoa văn, có độ chân thực tương đối tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Lớp Laminate: Là chất liệu nhựa tổng hợp, được đánh giá cao khả năng chống ăn mòn, chịu lực chịu nhiệt, chống nước tốt. Màu sắc và hoa văn của tấm phủ Laminate đem tới hiệu ứng thẩm mỹ sang trọng.
  • Lớp Veneer: Có thành phần là gỗ tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, thường là cắt hoặc tách từ các thân gỗ to. Do đó, có màu sắc tự nhiên, độ đàn hồi tốt, chống được mối mọt và tính thẩm mỹ cao.
  • Lớp Acrylic (Mica): Bản nhất là nhựa trong suốt, bảng màu đa dạng. Lớp phủ này nào ra vẻ sáng bóng, rất mịn cho tấm ván gỗ và độ bền cực kỳ cao. Do đó, lớp phủ mica là lựa chọn hàng đầu cho những sản phẩm cần tính hiện đại, cao cấp, thẩm mỹ cao.

Lớp bề mặt gỗ MFC đa phần là Melamine - là loại lớp phủ có giá thành thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo độ bền, kết cấu chắc chắn cho sản phẩm.

gỗ mdf và mfc cái nào đắt hơn pendecor
Có nhiều sự lựa chọn cho lớp phủ bề mặt các tấm gỗ

4. Kích thước các tấm gỗ

Loại gỗ Gỗ MDF Gỗ MFC
Kích thước

Chiều dài: 2000mm, 2400mm, 2440mm, 2750mm

Chiều rộng: 1000mm, 1160mm, 1220mm, 1830mm, 2000mm

Độ dày:

  • Độ dày thấp: Từ 2.3mm – 2.7mm – 3mm – 3,2mm – 3.6mm – 4mm – 4.5mm
  • Độ dày trung bình: 12mm – 15mm – 16mm – 17mm – 18mm – 20mm
  • Độ dày cao: Từ 24mm – 25mm – 30mm – 32mm
  • Loại nhỏ: 1220 x 2440 x (9-50)mm
  • Loại trung: 1530 x 2440 x (18/25/30)mm
  • Loại lớn: 1830 x 2440 x (12/18/25/30)mm
  • Loại cực lớn: 1220 x 2745 x (18/25)mm

Giá của tấm gỗ MDF và MFC phụ thuộc vào độ lớn của chiều rộng, chiều dài. Nếu cùng kích cỡ, loại nào có độ dày lớn hơn sẽ có giá thành cao hơn (cùng loại gỗ).

5. Đơn vị sản xuất - phân phối

Với mỗi cơ sở sản xuất, đơn vị phân phối, giá áp dụng cho các loại gỗ MDF và MFC là khác nhau. Ví dụ, dòng gỗ MDF nhập khẩu giá sẽ cao hơn so với gỗ MDF nội địa, gỗ MFC cũng có dòng thường và dòng cao cấp.

Do đó, khi so sánh gỗ MDF và gỗ MFC cái nào đắt hơn còn tùy thuộc nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, thương hiệu như thế nào, quá trình và khoảng cách vận chuyển ra sao, các chương trình ưu đãi được áp dụng đi kèm.

gỗ mdf và mfc loại nào tốt hơn pendecor
Nguồn gốc, thương hiệu ảnh hưởng đến giá bán gỗ công nghiệp

Tính ứng dụng của gỗ MDF và gỗ MFC

Cả gỗ MDF và MFC đều là những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay, ở đa dạng lĩnh vực, từ thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, đến gia công thành những món đồ trang trí, làm bảng hiệu,... và rất nhiều yêu cầu khác từ khách hàng. Cụ thể:

Ứng dụng trong thiết kế nội thất gia đình

Làm các loại tủ như tủ quần áo, tủ bếp: Cả gỗ MDF và MFC đều đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ chắc chắn, chống ẩm nên dễ dàng gia công thành những kiểu dáng tủ hiện đại, gọn gàng.

  • Làm bàn ghế, giường: Bàn ăn, bàn làm việc, bàn sofa, kệ tivi, tủ đầu giường, đầu giường,... mang lại vẻ đẹp sang trọng, thời thượng cho không gian.
  • Vách ngăn: Thay thế cho tường, phân tách không gian nhưng không gây tốn diện tích, đa năng và linh hoạt, gọn nhẹ.
mdf và mfc pendecor
Gỗ MDF và MFC có tính ứng dụng phong phú

Ứng dụng trong thiết kế nội thất văn phòng

So với gỗ tự nhiên hay nhựa thì gỗ công nghiệp là lựa chọn hoàn hảo cho nội thất văn phòng, đáp ứng được các tiêu chí về giá thành và tính thẩm mỹ - xu hướng nội thất của đa số doanh nghiệp hiện nay.

Tương tự, gỗ MDF và MFC được sử dụng nhiều để làm bàn họp, bàn làm việc, tủ tài liệu, tủ sách, bàn trà hoặc vách ngăn giữa các phòng với nhau, làm cửa phòng,...

Các ứng dụng khác

Vì kết cấu và đặc tính của mỗi loại là khác nhau nên gỗ MDF và gỗ MFC cũng được ứng dụng trong những trường hợp riêng biệt, phát huy ưu điểm của từng loại.

  • Gỗ MDF: Còn được ứng dụng làm các loại trần nhà, sàn nhà, khung cửa,... Hoặc làm các món đồ trang trí, làm bảng hiệu. Đặc biệt là còn dùng để làm nội thất ô tô. Nhìn chung, gỗ MDF thích hợp hơn để ứng dụng vào những thiết kế mang tính cao cấp.
  • Gỗ MFC: Sử dụng nhiều ở các showroom, cửa hàng, quán cafe,... Phù hợp với các thiết kế thông thường, đơn giản, thường là hình khối hoặc mặt phẳng.
mdf và mfc cái nào đắt hơn pendecor
Gỗ MDF và MFC mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng

Nên chọn gỗ MDF hay MFC?

Nhìn chung, gỗ MDF và MFC đều nhận được những phản hồi khá tích cực trên thị trường. Chúng tạo ra những lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Gỗ MDF thường có giá cao hơn so với gỗ MFC do quy trình sản xuất và phạm vi ứng dụng.

Tuy nhiên, việc lựa chọn loại gỗ nào còn phụ thuộc vào 2 yếu tố dưới đây.

Khả năng tài chính

Nếu như ngân sách hạn hẹp, việc cân nhắc gỗ MDF loại phủ bề mặt Melamine hoặc gỗ MFC sẽ là phương án phù hợp nhất. Khi thực hiện bất kỳ công trình nào, chi phí cho vật liệu cũng chiếm tỷ lệ lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thiện.

Do đó, nếu chọn gỗ MFC vì lý do “rẻ hơn”, bạn cần phải thật thông thái để đưa ra quyết định. Thị trường hiện nay có nhiều dòng gỗ MFC giá rẻ, siêu rẻ. Nhưng nên cẩn thận vì chất lượng có thể không được đảm bảo. Nên ưu tiên chọn mua gỗ MFC từ các thương hiệu và đơn vị cung cấp uy tín.

phân biệt gỗ mdf và mfc pendecor
Lựa chọn loại gỗ dựa trên tài chính và nhu cầu

Yêu cầu về thẩm mỹ, độ bền

So sánh khách quan, gỗ MDF sẽ có khả năng gia công đa dạng hơn, các ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh, chống ẩm, chống cháy, độ bám màu,... trội hơn so với gỗ MFC. Tuy nhiên, gỗ MFC cũng đáp ứng được cơ bản những yêu cầu này, với bảng màu hơn 80 lựa chọn.

Do đó, nếu như bạn không đặt kỳ vọng quá cao, chỉ cần thỏa mãn những tiêu chí thông thường, chủ yếu dùng cho môi trường trong nhà thì gỗ MFC vẫn rất phù hợp. Nhưng nếu bạn muốn có tính thẩm mỹ cao hơn với các thiết kế cầu kỳ thì nên chọn gỗ MDF.

Bài viết đã đưa ra giải đáp gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn cùng những phân tích chi tiết và gợi ý lựa chọn. Hi vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích làm cơ sở cho các quyết định của mình.

Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )

👍👍👍