Tìm hiểu các phương pháp lập dự toán xây dựng công trình (Đầy đủ)
Các phương pháp lập dự toán xây dựng công trình là gì? Các bước lập dự toán chi phí xây dựng như thế nào? Nếu đang tìm hiểu và thắc mắc về những vấn đề này hãy cùng Pendecor tìm hiểu qua bài viết sau đây.
> Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu biện pháp thi công là gì?
- Top 06 đơn vị thi công shop quần áo chuyên nghiệp, uy tín nhất 2023
- Thi công nội thất cửa hàng trọn gói - giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Mục đích và vai trò của việc lập dự toán xây dựng công trình
Công tác lập dự toán xây dựng công trình được tiến hành với mục đích:
- Chọn nhà thầu, thỏa thuận ký kết hợp đồng.
- Giúp cho chủ đầu tư có thể ước tính được số tiền cần phải chi trả để xây dựng công trình đó.
- Dự toán xây dựng công trình còn được sử dụng để làm cơ sở thẩm tra, phê duyệt và quyết toán công trình.
Được biết, vai trò chính của việc lập dự toán xây dựng công trình đó là:
- Là căn cứ để thanh toán khi chỉ định thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Là cơ sở để nhà thầu và chủ đầu tư lên kế hoạch cụ thể cho chính mình.
- Việc lập dự toán xây dựng công trình còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra được tổng mức kinh phí cho dự án.
- Đó còn là căn cứ để xác định giá gói thầu hay giá thành xây dựng trong quá trình đấu thầu.
- Cuối cùng, lập dự toán xây dựng công trình còn đóng vai trò là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật trong việc so sánh và chọn lựa.
Căn cứ vào đâu để lập dự toán xây dựng công trình?
Nếu muốn lập dự toán xây dựng công trình trên địa bàn của một tỉnh hay thành phố nào đó, bạn cần xác định rõ ràng các cơ sở lập dự toán xây dựng. Cụ thể, chúng gồm có:
- Xác định được văn bản cũng như quyết định về đơn giá nhân công tại thời điểm triển khai công trình xây dựng.
- Xác định được các bộ đơn giá xây dựng mà bạn cần để áp dụng chẳng hạn như khảo sát, xây dựng, sửa chữa, lắp đặt ….
- Xác định được quyết định công bố bảng giá thiết bị, máy móc do tỉnh hoặc thành phố ban hành
- Những thông tư nghị định đang được áp dụng để xác định hệ số chi phí xây dựng cho từng công trình cũng cần được xác định rõ.
Dự toán xây dựng công trình gồm những loại nào?
Mỗi loại công trình xây dựng khác nhau thì sẽ được áp dụng các hệ số chi phí khác nhau. Việc lập dự toán xây dựng thường có các loại công trình phổ biến như sau:
- Công trình dân dụng.
- Công trình hạ tầng giao thông.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Công trình thủy lợi (nông nghiệp và phát triển nông thôn).
- Công trình về công nghiệp.
- Công trình chuyên lắp đặt các thiết bị, máy móc công nghệ.
- Công trình xây dựng văn hóa, tu bổ di tích lịch sử.
Nếu bạn đang làm công việc lập dự toán xây dựng công trình thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải những loại công trình phổ biến trên.
Các phương pháp lập dự toán xây dựng công trình
Hiện nay có 4 cách tính dự toán phổ biến và được áp dụng nhiều nhất được nêu ở dưới đây. Chúng giống nhau ở điểm là đều cần phải tính khối lượng công việc trước rồi mới tính khối lượng hao phí của 3 yếu tố cần thiết như vật liệu, nhân công và cả máy thi công. Để hiểu rõ hơn hãy điểm qua các phương pháp lập dự toán công trình sau đây:
Phương pháp lập dự toán áp giá vật tư trực tiếp
Với việc lập dự toán tính tổng khối lượng của vật liệu với phương pháp áp giá vật liệu ở thời điểm lập. Phương pháp này dựa theo đơn giá rồi cộng chênh lệch. Ở khu vực miền Nam, cách tính này phổ biến hơn.
Dự toán chi phí bằng phương pháp bù giá vật tư
Nếu cách lập dự toán công trình bằng phương pháp áp giá vật tư trực tiếp ở miền Nam thì phương pháp bù giá vật tư rất được ưa chuộng ở miền Bắc. Đầu tiên sẽ dựa trên đơn giá mà mỗi địa phương đưa ra rồi đem cộng thêm với khoản chênh lệch giá giữa đơn giá được địa phương ban hành so với thực tế. Đây là cách tính tổng chi phí vật liệu rất dễ dàng và được sử dụng tại nhiều công trình.
Áp giá thực tế cho cả vật liệu, nhân công, máy
- Ở trong bảng khối lượng sẽ không cần tới sự xuất hiện của phần đơn giá/ thành tiền. Thay vào đó bảng này sẽ chỉ sử dụng để tính toán khối lượng. Bảng này có thể được đổi tên thành “Bảng tính khối lượng” thay vì tên cũ là “Bảng dự toán chi tiết”.
- Ở trong bảng phân tích nguyên vật liệu, nhân công và máy chúng ta phải phân tích tất cả các thành phần trong đó (3 yếu tố kể trên) thay vì chỉ phân tích mỗi yếu tố vật liệu.
- Ở trong bảng tổng hợp nguyên vật liệu, nhân công và máy móc: Bạn cần phải tổng hợp đầy đủ cả vật tư, nhân công và máy móc rồi áp giá trực tiếp ở thời điểm lập dự toán theo báo giá và các quy định hiện hành. Bảng này sẽ không thực hiện nhân hệ số hay bất kỳ tính toán bù trừ nào cả.
Phương pháp này được thực hiện tương tự như cách áp giá vật tư trực tiếp. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải sử dụng tới đơn giá của địa phương mà vẫn có thể tính toán được cho cả vật liệu, cho nhân công và máy móc để thi công công trình đó.
Tính lại đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công
Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến hơn ở mảng giao thông. Cách này sẽ chiết tính lại các đơn giá dựa trên giá vật tư, giá nhân công và giá máy móc thi công theo mặt bằng chung trên thị trường. Đồng thời cũng sẽ dựa theo những quy định ở thời điểm mà bảng dự toán được lập. Phương pháp này thực hiện tương tự như những cách tính của Bộ đơn giá hay cách chiết tính đơn giá dự thầu.
Riêng với cách tính toán chi phí máy móc thi công thì ở mỗi khu vực sẽ khác biệt. Có những nơi thực hiện tính trực tiếp nhưng cũng có nơi sử dụng Bộ đơn giá nhân hệ số điều chỉnh, một vài nơi dùng một bộ đơn giá rồi chiết tính ra được mức tiêu hao của nhiên liệu – nhân công điều khiển máy móc và bù thêm mức giá trị chênh lệch.
Ở mỗi một khu vực sẽ có một phương pháp được sử dụng phổ biến và có ưu điểm riêng biệt. Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng một phương pháp mà mình thấy dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Các bước lập dự toán chi phí xây dựng
Nếu không thể nắm chắc được các bước tính toán thì có thể sẽ dẫn tới sai sót chi phí lập dự toán xây dựng công trình ảnh hưởng tới quá trình thi công công trình. Với 4 bước lập dự toán chi phí xây dựng công trình cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ thông tin hồ sơ
Trước khi bắt đầu tính toán thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin hồ sơ để không bỏ sót bất cứ một thông tin quan trọng nào. Bạn phải nắm rõ chủ đầu tư cần lập dự toán cho loại công trình nào.
Có khá nhiều loại công trình cần lập dự toán chẳng hạn như các công trình dân dụng, công trình giao thông hay các công trình hạ tầng kỹ thuật,… Mỗi một công trình sẽ sử dụng một cách lập dự toán chi phí với đặc thù riêng biệt.
Chính vì thế việc đọc kỹ hồ sơ để nắm đủ thông tin các yêu cầu sẽ giúp bạn thực hiện tính toán một cách chính xác và thích hợp nhất. Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải lưu ý tới thời điểm và địa điểm lập bản dự toán công trình để sử dụng phương pháp thích hợp nhất.
Bước 2: Xác định đơn giá và định mức
Bước thứ 2 là việc xác định đơn giá và định mức. Hiện nay có rất nhiều các đơn giá và định mức được Bộ xây dựng và các tỉnh thành ban hành. Ở bước này thì bạn cần phải xác định được định mức dùng để áp dụng trong các bước lập dự toán cho công trình như sau:
- Với phần xây dựng cùng với các định mức cần phải chuẩn bị: Dựa trên các quy định 1776/BXD-VP ban hành 16/8/2007; 1091/QĐ-BXD ban hành 26/12/2011; 1172/QĐ-BXD ban hành 26/12/2012; 588/QĐ-BXD ban hành 292/5/2014; 235/QĐ-BXD ban hành 4/4/2017; 1264/QĐ-BXD ban hành 18/12/2017.
- Các định mức cho phần thi công lắp đặt: 1777/BXD-VP ban hành 16/8/2007; 1173/QĐ-BXD ban hành 26/12/2012; 587/QĐ-BXD ban hành 29/5/2014; 236/QĐ-BXD ban hành 4/4/2017.
- Các định mức cho phần khảo sát xây dựng: 1354/QĐ-BXD ban hành 28/12/2016 công bố về định mức dự toán xây dựng trong phần khảo sát xây dựng.
- Các định mức sửa chữa và bảo dưỡng các công trình xây dựng: 1149/QĐ-BXD được ban hành 9/11/2017.
Bước 3: Xác định khối lượng từng phần công việc
Mỗi một công trình sẽ có những hạng mục công việc được phân công và quy định rõ ràng trong các bảng định mức đơn giá. Dựa vào bản vẽ thiết kế công trình khi lập dự toán xây dựng bạn cần tiến hành phân chia theo các mục như: Phần móng, phần thân công trình, phần mái, phần thi công đường điện – nước và phần hoàn thiện,…
Sau khi đã xác định được đầy đủ các khối lượng công việc dành riêng cho từng hạng mục công việc. Tiếp theo bạn sẽ thực hiện cách tính dự toán xây dựng để hoàn thiện bộ hồ sơ. Việc tính toán thực tế tương đối đơn giản khi đã có sự xuất hiện của nhiều công cụ và ứng dụng hỗ trợ cho việc tính toán.
Bước 4: Tìm hiểu về các thông tin nghị định
Lập bản dự toán không chỉ là các bước tính toán và xem xét hồ sơ. Bạn cũng cần phải có sự kiến thức về nghiên cứu về các thông tin nghị định để tránh sai sót. Những phụ lục được đưa ra trong nghị định buộc bạn phải áp dụng và làm theo đúng tiêu chuẩn.
Chẳng hạn như khi điều chỉnh các hệ số chi phí chung hay các hệ số chi phí phải chịu phí được tính trước theo các công trình xây dựng. Một số thông tư nghị định hiện hành đang được thực hiện như: Thông tư 05/2016/TT-BXD hoặc dựa theo thông tư 06/2016/TT-BXD để tính toán chính xác.
Đối với một công trình xây dựng, bạn cần tìm hiểu về các phương pháp lập dự toán thích hợp và nghiên cứu rõ ràng các bước để tính toán. Khi đã nắm bắt và hiểu rõ được đầy đủ các nội dung trên thì ắt hẳn bạn có thể lên dự toán một cách chính xác nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về các phương pháp lập dự toán. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Pendecor để được tư vấn ngay hôm nay.
Công Ty TNHH Nội Thất Pendecor
- Văn phòng HN: LK24-TT03, KĐT Mới Tây Nam Linh đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Văn phòng TPHCM: Lầu 9, Cao Ốc An Khánh, 52 Song Hành, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
- Xưởng HCM: 781E, đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
- Hotline: 0909.203.206
- Mail: pendecorvn@gmail.com
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )