Biện pháp thi công là gì? Tổng hợp các biện pháp thi công đầy đủ nhất
Biện pháp thi công là gì? Những biện pháp thi công phổ biến hiện nay như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Để có thêm thông tin về vấn đề này hãy cùng Pendecor điểm qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin thật hữu ích nhất là với những người đang có kế hoạch xây dựng công trình nào đó.
> Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu các phương pháp lập dự toán xây dựng công trình (Đầy đủ)
- Tổng hợp kích thước kệ bếp tiêu chuẩn đầy đủ nhất (A - Z)
- Tại sao phải sử dụng tủ trưng bày sản phẩm? Cách chọn loại tủ thích hợp
Biện pháp thi công là gì?
Biện pháp thi công công trình xây dựng là trình tự, cách thức tiến hành từ bước khởi công đến khi hoàn thiện và bàn giao. Người ta đưa ra biện pháp thi công để tính toán được cách thức xây dựng hiệu quả, thời gian hợp lý cùng như bảo đảm các vấn đề về an toàn như phòng chống như chống cháy, chống rạn nứt, chống đổ,...
Có thể hiểu thì biện pháp thi công là cách làm, cách thực hiện công trình chi tiết từ A-Z. Các công việc cụ thể mà thợ cần phải làm để hoàn thành căn nhà tốt nhất.
Biện pháp thi công nội thất
Công tác chuẩn bị trước khi thi công
Bước 1: Tiếp nhận và bàn giao công trình thi công nội thất
Đây là bước hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Bạn nên kiểm tra biên bản bàn giao thật kỹ lưỡng và bảo đảm tránh được sự sai sót để giảm thiểu quá trình tranh chấp sau này. Đặc biệt với những bản vẽ hoặc phụ kiện đã được thống nhất trước đó phải đi kèm danh sách hạng mục.
Bước 2: Nhận bàn giao mặt bằng
Sau khi đã thực hiện kiểm tra, rà soát đầy đủ những loại giấy tờ và tài liệu cần thiết về công trình thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với công ty. Tiếp theo là tiếp nhận mặt bằng tới từ đơn vị thuê. Việc kiểm tra rõ ràng những thông tin về hiện trạng ban đầu tới từ đơn vị thi công là hết sức quan trọng. Những thông tin như kích thước, hiện trạng và tính khả thi phải được xem xét kỹ lưỡng.
Vấn đề an toàn cần phải được đặt lên hàng đầu. Bạn cần quan tâm xem cần phải sử dụng tới các vật dụng che chắn hay không? Nguyên vật liệu cần trong quá trình thi công sẽ được vận chuyển như thế nào? Thêm vào đó các trang thiết bị và máy móc cần thiết khi tiến hành thi công.
Tiến hành triển khai thi công nội thất
Tiến hành tháo dỡ nếu cần thiết
Với trường hợp dự án là theo dạng thô thì bạn sẽ hoàn toàn không tốn thời gian thực hiện bước này. Ngược lại với những dự án là căn nhà đã có sẵn thì trước khi tiến hành việc phá dỡ bạn cần phải xác định được trình tự của công việc cần làm để mọi thứ được diễn ra suôn sẻ nhất.
Nếu dự án mà bạn xây dựng mới là dự án thô thì thay vì phá dỡ hãy thực hiện việc hoàn thiện phần thô trước. Bạn cần phải bảo đảm mặt thẩm mỹ dựa theo biện pháp thi công nội thất mà bạn đã làm trước đó.
Tiền hành kiểm tra hệ thống cấp thoát nước, đường dây điện
- Tiến hành thi công hệ thống điện
Đa số hệ thống điện ngày nay đều sẽ thực hiện theo phương pháp âm tường. Dây điện sẽ được đặt trong tường với ống gen và chỉ xuất hiện ở những vị trí nhất định. Điều này giúp bảo đảm được tính thẩm mỹ và giúp an toàn hơn nhiều khi không có hiện tượng các loại dây điện nằm chằng chịt với nhau.
Công tắc, ổ cắm và vị trí lắp đặt đèn đã được thiết kế trong bản vẽ thì bạn chỉ cần thi công theo đúng như vậy. Điều này bảo đảm tính thẩm mỹ sự an toàn.
- Thi công lắp đặt với hệ thống đường ống nước
Bạn cần bảo đảm rằng các đầu nối ống nước sẽ không bị rò rỉ. Phần đầu ra phải đúng theo kỹ thuật và có tính thẩm mỹ cao.
Hãy thiết kế khóa nước ở những khu vực phân vùng khác nhau nhằm thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng. Khi lắp đặt cần tránh gây nên mùi khó chịu sau khi hoàn thành.
Tiến hành thi công lắp đặt thiết bị internet
Với các đường tín hiệu nên đi theo đường riêng, tránh tuyệt đối việc đi chung với đường ống dây điện. Vị trí modem cũng cần phải được tính toán hợp lý để dù bạn đứng ở bất kỳ nơi nào cũng có thể sử dụng được.
- Tiến hành việc thi công phần ốp, làm trần và sơn bả.
- Tiến hành việc xử lý bề mặt gồ ghề không được an toàn.
- Tiến hành việc thi công ốp sàn và ốp tường.
- Thực hiện việc làm trần thạch cao.
- Thực hiện việc sơn bả.
Các công việc nên tiến hành theo những gì đã được đặt ra để bảo đảm đúng tiến độ và đem lại hiệu quả tối ưu khi thi công.
Tiến hành việc thi công cửa
Việc thi công cửa sổ, cửa sắt hay cửa nhôm đều cần phải có những chú ý riêng biệt. Quá trình mà bạn thi công hãy bảo đảm về việc mặt bên của cửa được phẳng, thẳng thắn và dễ dàng hơn trong việc đóng mở, hạn chế phát sinh tiếng ồn và có khe hở.
Tiến hành lắp đặt nội thất cho công trình thi công
Nội thất thường sẽ có bản vẽ thiết kế từ trước và thậm chí có một số gia đình đã hoàn thành một phần và bạn sẽ chỉ cần thi công theo bản thiết kế. Một số đồ nội thất sẽ được làm theo dạng thô và phải lắp đặt trực tiếp ngay tại công trình. Yêu cầu về mặt kỹ thuật lắp đặt là không bị lộ phần thô và bảo đảm tính thẩm mỹ.
Tiến hành việc bàn giao kết quả thi công
Sau khi đã hoàn thành xong công việc thì việc bàn giao là điều bắt buộc phải làm. Hãy bảo đảm những yếu tố sau đây:
- Sử dụng vật liệu cùng với vị trí lắp đặt dựa theo đúng bản thiết kế đã được duyệt trước đó.
- Cần bảo đảm tiến độ thi công đúng như những gì đã đặt ra.
- Bảo đảm về mặt chất lượng công trình và an toàn tuyệt đối.
Biện pháp thi công nhà dân dụng
Công đoạn xây thô
Thi công phần thô là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công. Các kỹ sư có trách nhiệm giám sát thi công đúng với bản vẽ đã được kiến trúc sư và chủ nhà thông qua trước đó. Mỗi giai đoạn đều cần phải tuân theo quy trình. Biện pháp thi công nhà dân dụng công đoạn phần thô bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Đào móng, xử lý nền, thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông móng từ đầu cọc ép / cọc khoan nhồi trở lên
Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng và kết cấu của căn nhà mà sử dụng loại móng tương ứng. Vì thế, kỹ thuật thi công cũng có sự thay đổi cho thích hợp. Thông thường đối với loại hình nhà phố thì 2 loại móng được sử dụng phổ biến đó chính là móng băng và móng cọc.
- Bước 2: Tiếp theo cần thực hiện:
- Xây dựng công trình ngầm.
- Bể tự hoại, hố ga bằng gạch.
- Thi công cốt pha, cốt thép.
- Đổ bê tông bản cầu thang, đà giằng, đà kiềng, dầm, cột, sàn… tất cả các tầng, sân thượng và mái theo bản thiết kế.
- Thi công mái.
Dựa trên thiết kế về loại mái tôn, ngói hay mái bê tông thì các bước thực hiện và thời gian thi công sẽ khác nhau. Thông thường làm mái ngói sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với mái tôn và mái bê tông.
Xây gạch và tô trát hoàn thiện
Tiếp theo việc tiến hành các hạng mục sau sẽ được thực hiện:
- Tất cả các tường bao che, tường ngăn phòng, bậc tam cấp, bậc cầu thang, hộp gen kỹ thuật.
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước âm tường.
- Ống luồn, hộp đấu nối cho dây điện các loại, dây điện thoại, dây internet, cáp truyền hình âm tường.
- Thi công chống thấm toilet và sân thượng. Riêng phần chống thấm tường thường được thực hiện kết hợp trong quá trình trộn hóa chất vào vữa xây.
Công đoạn hoàn thiện
Những việc sẽ được tiến hàng trong công đoạn hoàn thiện là điều khá nhiều người quan tâm vì không phải chủ đầu tư nào cũng giao thầu trọn gói. Một số chủ nhà có nhiều thời gian theo sát công trình thường chỉ chọn lựa biện pháp thi công nhà dân dụng phần thô. Mục đích là để tiết giảm được một lượng chi phí nhất định. Trong dịch vụ xây dựng thô thì nhà thầu sẽ tiến hành những công việc trong giai đoạn xây thô và cung cấp nhân công để thực hiện những công đoạn hoàn thiện. Vì vậy, chủ nhà cần biết những công đoạn này để biết được nên chuẩn bị vật tư như thế nào để có thể bảo đảm tiến độ.
- Trát tường toàn bộ nhà: Tiến hành hoàn thiện toàn bộ ngôi nhà qua từng lớp, sau xây thô chính là lớp trát tường. Bạn cần kiểm tra lỹ lưỡng từng công đoạn để căn nhà có được chất lượng và vẻ ngoài hoàn hảo.
- Láng sàn: Đây là việc cần thực hiện trước khi tiến hành lát gạch. Hãy chú ý tới độ bằng phẳng sau khi láng nền bằng vữa xi măng.
- Ốp lát gạch: Mạch gạch và sự ngay hàng thẳng lối của các viên gạch là điều bạn dễ quan sát. Khi phát hiện ra sai sót nên báo ngay với đội thi công. Dù nhỏ nhưng rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới vẻ đẹp tổng hòa chung của căn nhà bạn.
- Sơn nước nội ngoại thất: Giai đoạn này yêu cầu cao về sự tỉ mỉ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của căn nhà.
- Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: Các thiết bị vệ sinh, thiết bị cuối của hệ thống điện và hệ thống nước đều được lắp đặt trong khâu hoàn thiện.
- Lắp đặt nội thất (nếu có): Dựa trên thiết kế nội thất với sự phân bố, chọn lựa nội thất thích hợp, màu sắc hài hòa, kích thước tương xứng. Thông thường nội thất đã được thiết kế sẵn và nhiệm vụ của đội xây dựng là lắp đặt hoàn chỉnh.
Biện pháp thi công nhà phố
Trong biện pháp thi công nhà phố thường được chia làm 3 phần chính, đó chính là: Chuẩn bị mặt bằng, thi công phần thô và thi công hoàn thiện. Cụ thể, việc triển khai công việc của từng phần như sau:
Chuẩn bị mặt bằng
Để tiến hành xây dựng bất cứ một công trình nào, kể cả là nhà phố thì đều cần phải có bản vẽ thiết kế. Đây được xem là nền tảng để xây dựng công trình hay đơn giản là khung (xây dựng) sườn cho các bước tiếp theo.
Trong bản vẽ thiết kế thể hiện được đầy đủ các chi tiết và chính xác về kiến trúc, mặt tiền, kết cấu của công trình. Do đó, bạn nên tìm một đơn vị thiết kế thi công uy tín để hỗ trợ bản vẽ này. Nếu có hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công trước khi thi công sẽ giúp việc triển khai nhanh chóng và thuận lợi hơn, hạn chế được tối đa các rủi ro và sai sót.
Sau khi đã có hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công hoàn chỉnh thì có thể bắt đầu tiến hành chuẩn bị mặt bằng. Trường hợp nhà phố được xây dựng trên khu đất trống thì việc chuẩn bị mặt bằng và thời gian chuẩn bị sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu nhà phố được xây dựng trên mảnh đất có công trình cũ thì phải tiến hành phá dỡ và dọn dẹp.
Muốn phá dỡ công trình cũ thì đầu tiên phải tiến hành khảo sát địa hình, sau đó lên phương án thực hiện. Đồng thời, cũng cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ theo quy định để đúng với Luật pháp.
Tiếp theo phải tiến hành che chắn cho công trình đầy đủ và chuẩn bị các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho việc phá dỡ. Sau khi phá dỡ xong nên tiến hành thu gom lại các vật liệu có thể tái sử dụng tiếp theo đó là hút hầm cầu, dọn hầm.
Chuẩn bị mặt bằng xong sẽ chuyển sang chuẩn bị và tập kết vật tư để đi vào thi công. Việc tập kết vật tư nhiều hay ít phụ thuộc mặt bằng thi công không gian chứa.
Thi công nhà phố phần thô
Giai đoạn tiếp theo trong biện pháp thi công nhà phố đó chính là thi công phần thô. Đây là phần có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công trình khi đưa vào sử dụng. Do đó, việc giám sát thi công phần thô cần phải chặt chẽ, sát sao. Mỗi giai đoạn thi công phần thô cần tuân thủ theo đúng quy trình:
- Đào móng nhà, xử lý mặt nền và thi công cốp pha, cốt thép sau đó đổ bê tông móng nhà, có thể đổ từ đầu cọc hoặc từ cọc khoan nhồi trở lên. Việc sử dụng loại móng nào sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của thiết kế hoặc chủ đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các nhà phố hiện nay khi xây dựng đều lựa chọn móng băng hoặc móng cọc.
- Thi công cốp pha, cốt thép và tiến hành để bê tông cho các phần như sàn, cột, dầm, giằng, cầu thang, sân thượng, sàn, mái,… dựa theo bản vẽ.
- Thi công phần mái nhà như thế nào sẽ dựa vào kiểu mái được chọn lựa. Nếu chọn lựa kết cấu mái ngói hoặc mái BTCT sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với lợp mái tôn.
- Xây tường, trát tường, cầu thang, bậc tam cấp, hộp gen kỹ thuật. Chủng loại vật tư thi công sẽ căn cứ vào hợp đồng hoặc thống nhất giữa CĐT và đơn vị thi công.
Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước dựa theo bản vẽ hệ thống cấp thoát nước
Lắp đặt hệ thống điện đúng theo bản vẽ hệ thống điện. Chống thấm cho toàn bộ căn nhà ở mái, sân thượng, toilet, máng xối, ban công, … Vật liệu sử dụng cho công tác này thường là các vật liệu chuyên dụng trong ngành chống thấm.
Thi công nhà phố phần hoàn thiện
Đây là khâu cuối cùng trong biện pháp thi công nhà phố. Khâu này có thể được giao cho chủ thầu xây dựng hoặc do chủ nhà tự thực hiện để tiết giảm chi phí. Việc thi công nhà phố phần hoàn thiện cụ thể sẽ được thực hiện như sau:
- Trát lại toàn bộ căn nhà: Sau khi đã hoàn thành xây thô cần tiến hành trát lại toàn bộ căn nhà để hoàn thiện và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Lát sàn: Việc này sẽ được thực hiện trước khi tiến hành lát gạch. Bạn cần bảo đảm rằng sàn lát sau khi trét vữa xi măng phải có độ bằng phẳng đồng đều.
- Lát gạch: Sau khi cán nền xong thì tiến hành lát gạch. Hãy bảo đảm các viên gạch phải thẳng với nhau. Trong trường hợp phát hiện có sai sót cần thông báo ngay để khắc phục, tránh làm ảnh hưởng tới mỹ quan của căn nhà.
- Sơn ngoại thất, nội thất: Sử dụng sơn nước để sơn ngoại thất và nội thất. Ngoại thất, nội thất sẽ có những loại sơn nước riêng. Bạn nên chọn lựa các thương hiệu sơn uy tín, chất lượng.
- Lắp đặt điện, nước, hệ thống kỹ thuật: Tiến hành lắp đặt hoàn thiện thiết bị vệ sinh, hệ thống điện và hệ thống điều hòa.
- Lắp đặt nội thất (nếu có): Dựa vào bản vẽ thiết kế nội thất để mua và lắp đặt nội thất. Bảo đảm đồ nội thất có màu sắc, kiểu dáng, kích thước, phong cách sao cho thích hợp.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi có kế hoạch xây dựng nhà ở, thi công nội thất. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu thi công đừng ngần ngại liên hệ với Pendecor để được tư vấn cụ thể nhất ngay hôm nay. Chúng tôi cam kết đem đến bạn những công trình thật hoàn hảo với chi phí cạnh tranh trên thị trường và đem đến bạn một không gian thật ưng ý.
Công Ty TNHH Nội Thất Pendecor
- Văn phòng HN: LK24-TT03, KĐT Mới Tây Nam Linh đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Văn phòng TPHCM: Lầu 9, Cao Ốc An Khánh, 52 Song Hành, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
- Xưởng HCM: 781E, đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
- Hotline: 0909.203.206
- Mail: pendecorvn@gmail.com
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )